Người nổi tiếng
Việt Nam mến yêu: Dân ca của người Cor
Âm nhạc dân gian của mỗi dân tộc mang những nét đặc sắc riêng. Dân ca dân tộc Cor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đa dạng với các làn điệu xà ru, a giới, a lát, cà lu và cà rùa.

Âm nhạc dân gian của mỗi dân tộc mang những nét đặc sắc riêng. Dân ca dân tộc Cor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đa dạng với các làn điệu xà ru, a giới, a lát, cà lu và cà rùa.

Người hát hay là những người hát đúng cao độ, có chất giọng khoẻ, ngân dài, đặc biệt là khả năng ứng tác lời thơ có vần điệu, sâu sắc.

Làn điệu xà ru với giai điệu trong sáng, mượt mà, theo lối tự sự hoặc đối đáp. Lời hát thường ứng khẩu và được trai gái dùng để hát tỏ tình trong rừng quế, bên bờ sông, con suối.  

Gửi gắm tình cảm của con ngưới với muôn loài, làn điệu A Lát thường được dùng trong đám cưới, mừng được mùa, đặc biệt trong lễ hội đâm trâu. Vì vậy, giai điệu A lát thường tươi vui, tình cảm mang nhiều ý nghĩa tự sự của người hát.

Người Cor định cư nơi bằng phẳng, gần sông suối dưới chân những rừng quế bạt ngàn. Vì vậy, giai điệu âm nhạc có khi nhẹ nhàng, êm ái như nước nhưng cũng có lúc dữ dội, sôi nổi của rừng già. Nhiều bài dân ca có lời ví von sâu sa như một cách thử tài, đấu lý của nhiều người Cor yêu dân ca. 

Cùng với dân ca, nghệ thuật đấu chiêng là nét văn hóa độc đáo của người Cor, trai tráng người Cor thường đấu chiêng trong các dịp hội làng. Thông qua đấu chiêng, họ thể hiện sức mạnh, tài tháo vát nhanh trí, cùng “đọ” tiếng chiêng. Lúc dồn dập, lúc nhanh lúc chậm, lúc nhẹ nhàng khoan thai, nhưng cũng có lúc lại rất mạnh mẽ theo trạng thái của người đấu chiêng.Tiếng chiêng đã gắn bó máu thịt từ khi họ sinh ra, đến khi trưởng thành và trở về với ông bà, tổ tiên, là hơi thở và trở thành đời sống tâm linh của họ.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục