Mặt trăng có thể là một phần của Trái Đất
Các nhà khoa học cho rằng mặt trăng xuất hiện là do sự va chạm của Trái Đất với một vật thể lớn hơn. Sự va chạm này dẫn đến việc tách ra một mảnh nhỏ của Trái Đất, sau này trở thành mặt trăng. Vì thế, người ta tin rằng mặt trăng thực chất là một phần của Trái Đất tách rời ra.
Từ trường của Trái Đất đang thay đổi
Chúng ta vẫn tin rằng từ trường Trái Đất không có gì thay đổi. Nhưng trên thực tế, nó đang thay đổi từng ngày. Theo các nghiên cứu khoa học, từ trường đã chuyển khoảng 965,6064 km từ thể kỷ 19, và Trung tâm bán cầu Nam đang chuyển sang phía Nam Dương. Sau 5 năm tốc độ di chuyển của từ trường tiếp tục tăng lên, cho đến khi đạt được đỉnh điểm. Sau đó, sẽ chuyển động chậm lại.
Trái Đất không có cùng lực hấp dẫn
Trên thực tế, Trái Đất không hoàn toàn tròn, có chỗ lồi lõm, nên khối lượng không đồng đều nhau. Sự khác biệt về khối lượng sẽ gây ra biến động về lực hấp dẫn ở những nơi khác nhau trên Trái Đất. Ví dụ ở vịnh Hudson của Canada, lực hấp dẫn thấp hơn những nơi khác trên Trái Đất.
Trái Đất có thể có mặt trăng thứ hai
Một số nhà khoa học tin rằng Trái Đất có vệ tinh thứ hai. Theo nghiên cứu, có một vật thể vũ trụ khác xoay quanh Trái Đất. Tuy nhiên, nó không phải luôn luôn cùng một đối tượng mà là các vệ tinh tạm thời. Người ta tin rằng trường hấp dẫn của Trái Đất đôi khi hút các tiểu hành tinh khá lớn và chúng sẽ tiếp xoay quanh Trái Đất một thời gian (quay khoảng 3 vòng) trước khi đi lang thang trong không gian bao la.
Có động đất trên mặt trăng
Trận động đất trên mặt trăng, hay còn gọi là moonquakes, không phải là một giả tưởng khoa học. Tuy nhiên, nó không xảy ra tương tự giống như ở Trái Đất, mà thường diễn ra ở phần lõi của vệ tinh. Các nhà khoa học tin rằng điều này là do lực hấp dẫn của Mặt Trời và Trái Đất.
Trái Đất đã từng có màu tím
Một nhà khoa học tại Đại học Maryland cho rằng, thời gian trước đây Trái Đất có màu tím. Nguyên nhân là do vi khuẩn cổ đại có thể sử dụng các phân tử khác nhau để xử lý ánh sáng mặt trời thay vì chất diệp lục. Những phân tử này khiến vi khuẩn có màu tím, dẫn đến Trái Đất có màu tím.
Một kỷ băng hà nhỏ có thể diễn ra vào năm 2019
Theo quy luật, mặt trời có các vết đen vỡ trên bề mặt cho thấy có một ngôi sao đang hoạt động tích cực trong chù kỳ của nó. Hiện tượng này đã xảy ra vào thể kỷ 15, nó được gọi là kỷ băng hà nhỏ gây ra sự thay đổi khí hậu rất lớn trên Trái Đất, giữa Iceland và Phần Lan, hủy diệt đi 1/3 dân số hai quốc gia này. Vào thời điểm đó, người Viking phải rời Phần Lan vì vùng đất này bỗng nhiên nhiệt độ hạ xuống thấp. Thời kỳ băng hà nhỏ có thể kéo dài vài thế kỷ cho đến cuối thể kỷ 19.
Ngày nay, các nhà khoa học đã bắt đầu chú ý đến cùng một khuynh hướng trên mặt trời, và tin rằng ngôi sao gây ra kỷ băng hà nhỏ ở những thế kỷ trước đang bước vào giai đoạn lạnh lẽo, dẫn đến có khả năng sẽ có một kỷ băng hà nhỏ khác diễn ra vào năm 2019.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh sinh sống mới
HD 904790 là tên của một hành tinh có thể sẽ có người ở trong tương lai. Hành tinh này nằm trong thiên hà Milky Way giống như Trái Đất và sở hữu một số đặc điểm nổi bật như: một bầu không khí đặc biệt, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và thậm chí có nước ngọt. Theo tính toán của các nhà thiên văn học, sẽ mất 300.000 năm để đến được hành tinh HD 904790 B.
Theo Phụ nữ ngày nay