Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của công nghệ thông tin, giao thông hàng không, ngày càng những càng có nhiều đám cưới diễn ra giữa 2 người khác nhau về quốc tịch chủng tộc. Với những phóng khoáng hiện đại, thì điều đó là điều bình thường, nhưng với nhiều kẻ còn bảo thủ, không chỉ những cô gái lấy chồng ngoại bị gắn nhiều mác xấu, mà những chàng rể ngoại mà cụ thể là rể Tây cũng bị thêu dệt nên những hiểu lầm không đáng có.
Văn hóa “campuchia”
Nhiều người nghĩ rằng những anh chồng Tây thường sống rạch ròi, sòng phẳng, chia từng đồng từng cắt với vợ chứ không “góp gạo thổi cơm chung” như đàn ông Việt. Văn hóa sòng phẳng quả thật phổ biến ở phương Tây, thường là trong những cuộc hẹn hò tìm hiểu ban đầu, hay giữa những người bạn với nhau. Ở xã hội phương Tây, phụ nữ được tôn trọng như đàn ông, họ không có tư tưởng người đàn ông phải là người chi trả mọi thứ trong các cuộc hẹn nên họ hài lòng và vui vẻ với việc “phần ai nấy trả”.
Tuy nhiên, khi mối quan hệ của cặp đôi phát triển đến một mức thân mật hơn, chính thức bước vào giai đoạn yêu nhau, hoặc đã kết hôn, người đàn ông sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm bảo bọc và chi trả. Trong quyển sách best-seller Think like a man, act like a lady, tác giả – MC nổi tiếng người Mỹ Steve Harvey đã chỉ ra 3 chữ P của người đàn ông yêu thật lòng bao gồm Provide, Profess, Protect (chu cấp, tuyên bố, bảo vệ). Trong đó, chu cấp là yếu tố đầu tiên thể hiện tình cảm của người đàn ông, khi họ yêu một người phụ nữ thì họ sẵn sàng chu cấp vật chất, tiền bạc cho người phụ nữ đó.
Tự do “ăn chả” ngoài hôn nhân
Một nỗi oan “ác” hơn cả mà nhiều người Việt gán cho đàn ông Tây là việc họ có thể tự do “ăn chả” với những cô gái khác miễn sao không có tình cảm với người đó. Hiểu lầm này xuất phát từ văn hóa “tình một đêm” của xã hội phương Tây. Tuy nhiên trên thực tế, khi còn độc thân, người tây được phép có những mối tình một đêm chớp nhoáng, hoặc thậm chí là Friend with benefit (một dạng tình bạn cho phép cả hai đi quá giới hạn nhưng không phải tình yêu). Còn một khi đã chính thức có bạn gái/bạn trai thì điều đó được xem là sự phản bội. Nếu đàn ông Việt ngoại tình phần nhiều được vợ tha thứ vì “đàn ông mà”, thì đàn ông Tây phải trả giá rất đắt cho việc “ăn chả”, đôi khi mất hết quyền nuôi con, tài sản về tay người vợ, điều này được thể hiện rõ ràng trong luật pháp của các nước phương Tây.
Chỉ những kẻ thất nghiệp, không lấy được vợ bản xứ mới lấy vợ Việt
Những câu chuyện tình đẹp của các chàng rể Tây – dâu Việt khi chia sẻ trên mạng xã hội bên cạnh những lời chúc phúc ngưỡng mộ thì cũng nhận được nhiều lời soi mói “chắc thất nghiệp bên kia không lấy được gái Tây mới lấy gái Việt”. Đây là chuyện không đúng sự thật.
Ở các nước phương Tây, muốn kết hôn và bảo lãnh chồng/vợ nước ngoài, công dân nước này phải chứng minh được mình có nghề nghiệp ổn định, có thu nhập đủ chi trả cho 2 người. Cụ thể ở Anh, để bảo lãnh người hôn phối, người bảo lãnh phải chứng minh thu nhập 18600 bảng anh (tức gần 600 triệu đồng) 1 năm và phải có nhà ở đủ rộng rãi cho 2 người ở.
Tạm kết
Xã hội đã từng có định kiến với việc những cô gái Việt lấy chồng ngoại nhưng rồi theo thời gian, họ bắt đầu có những cái nhìn cởi mở, bao dung hơn để thấu hiểu những nỗi oan không đáng có mà các chàng rể tóc vàng mắt xanh phải chịu. Trên thực tế, không chỉ những cô gái bình thường mà còn nhiều những người nổi tiếng trong showbiz như Hà Anh, Đoan Trang, Thu Minh đang hạnh phúc với gia đình đa sắc tộc của mình.
Topsao