Đời sống
Nếu xem xong “Diên hy công lược” và “Hậu cung Như Ý truyện” mà vẫn lu mờ về thứ bậc phi tần Thanh triều, bạn nhất định phải đọc bài viết này
Hậu cung Thanh triều có đến 3000 giai lệ, tuy nhiên lịch sử phong kiến cấp bậc đích thứ luôn được chú trọng và rạch ròi để phân chia cao thấp.

Cấp bậc thấp nhất trong danh sách phi tần của Hoàng đế phải kể đến là Quan nữ tử, thường được dùng để phong các cung nữ được Hoàng đế sủng hạnh.

Trong Hậu cung Như Ý truyện, mặc dù cùng phân vị Tần, nhưng do xuất thân thấp hèn, A Nhược bị Gia Tần đánh không thương tiếc vì dám vô lễ có hành động chen hàng, bước phủ đầu. Nguồn: fanpage Hậu cung Như Ý truyện.

Các Tiểu chủ là tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung hoặc các thị thiếp (tỳ thiếp không có danh phận) của các Hoàng đế trước khi đăng cơ, danh phận thấp hơn bậc Tần. Các Tiểu chủ thường chỉ ở tại các cung điện nhỏ hoặc phòng ốc trong mười hai cung của hậu cung do các Phi tần làm chủ, vì vậy Hoàng đế khi lật thẻ Tiểu chủ nào Tiểu chủ đó sẽ được đưa tới Cung Càn Thanh (hay Điện Dưỡng Tâm) bằng “Ngự Liễn” (kiệu của vua). Con cái do các Tiểu chủ sinh ra sẽ được các Phi tần danh phận cao nuôi dưỡng. Không có giới hạn cho số lượng Tiểu chủ (như Khang Hi có tổng cộng 79 thê thiếp). Các cấp bậc của tiểu chủ từ thấp đến cao bao gồm:

Lúc mới nhập cung, nhân vật Chân Hoàn của “Hậu cung Chân Hoàn truyện” được phong Thường tại.

Đáp ứng: cấp bậc thấp nhất của một “chủ tử” trong Hậu cung. Ngoài ra còn là một cấp bậc tiền ứng để sắc phong lên các bậc chính thức cao hơn. Kế đến là Thường tại: cấp bậc lớn thứ hai một Tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung. Trên Thường tại là Quý nhân: cấp bậc cao nhất một Tú nữ mới vào cung có được sắc phong. Thường thì các Đáp ứng và Thường tại trước khi được sắc phong lên Phi tần (nương nương) đều qua bậc Quý Nhân.

Phi tần là vợ lẽ (thiếp, trắc thất) của Hoàng đế, cấp bậc dưới Hoàng hậu nhưng trên các Tiểu chủ (Quý nhân, Thường tại và Đáp ứng). Việc sắc phong của Phi tần được tổ chức long trọng hơn các Tỳ thiếp. Mỗi Phi tần là Cung chủ của một trong mười hai cung ở hậu cung. Vì vậy khi Hoàng đế lật thẻ (chọn người hầu ngủ) của Phi tần nào thì sẽ ngự giá tới cung của Phi tần đó. Giống Hoàng hậu, số lượng của Phi tần tại vị trong một thời điểm được giới hạn. Thứ bậc phi tần từ thấp đến cao được xếp hạng như sau:

Tạo hình Dung phi Hòa Trác Thị dưới thời vua Càn Long trong “Hậu cung Như Ý truyện”.

Tần: chính tứ phẩm, sáu người được tại vị. Trên Tần là Phi: chính tam phẩm, bốn người được tại vị. Trên Phi còn có Quý phi: chính nhị phẩm, hai người tại vị. Về phẩm cấp, Quý phi thấp hơn Hoàng hậu và Hoàng quý phi, nhưng thực tế ở triều Thanh có nhiều Quý phi thống lĩnh Hậu cung (như Hi Quý phi của Ung Chính, Ôn Hy Quý phi thời Khang Hy).

Tạo hình đầy quyền lực của Hi Quý Phi Nữu Hỗ Lộc Chân Hoàn trong “Hậu cung Chân Hoàn truyện”.

Hoàng quý phi: chính nhất phẩm, đứng đầu Phi tần, một người tại vị. Hoàng quý phi thường được coi như Phó hậu. Khi Hoàng đế chưa thể sắc phong một Phi tần làm Hoàng hậu vì trái quy tắc (các dịp đại tang của Tiên đế, Thái hậu hoặc Hoàng hậu), thường sắc phong làm Hoàng quý phi và ban quyền quản lý Hậu cung. Nhiều trường hợp Hoàng quý phi thay thế Hoàng hậu cai quản Hậu cung, đặc biệt khi Hoàng hậu bị thất sủng (như Lệnh Hoàng quý phi của Càn Long).

Nhân vật Lệnh Ý Hoàng quý phi – Ngụy Yến Uyển trong “Hậu cung Như ý truyện”.

Tạo hình Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy Anh Lạc đình đám trong Diên hy công lược.

Cao nhất trong dàn phi tần hậu cung phải kể đến Hoàng hậu. Nhà Thanh có 13 Hoàng đế và tổng cộng 25 Hoàng hậu là vợ chính thống (chính thê) của Hoàng đế, vì vậy luôn luôn chỉ có một Hoàng hậu tại vị.

Châu Tấn vào vai Ô Lạt Na Lạp Như Ý tức Kế Hoàng hậu – Hoàng hậu duy nhất của Trung Quốc không có thụy hiệu.

B.L


Bình luận

Tin cùng chuyên mục