Đời sống
Nghệ thuật múa lân
Kỳ Lân hay con Lân, là một trong bốn tứ linh theo tín ngưỡng dân gian của các nước Á Đông.

Tại Việt Nam, Lân không chỉ xuất hiện trong các kiến trúc cổ hoặc ban thờ cúng ở các đình, chùa, miếu. Mà Lân còn vô cùng gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân thông qua hoạt động múa Lân vào mỗi dịp Lễ, Tết.

Hình ảnh con Lân vô cùng gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam.

Có hơn 50 năm kinh nghiệm trong nghề làm đầu lân và đồ biểu diễn múa lân truyền thống ông Lâm Văn Ky và gia đình đã gắn bó với khu phố bán đồ Lân ở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh từ những ngày đầu tiên.

Nghệ nhân Lâm Văn Ky đã có hơn 50 năm kinh nghiệm trong nghề làm đầu lân và đồ biểu diễn múa lân truyền thống

Đỏ xanh vàng được xem là ba màu chủ đạo trong múa lân, có ý nghĩa cầu bình an, may mắn thịnh vượng cho gia chủ và gia đạo. Lân sau khi được làm ra được người biểu diễn làm đạo cụ kết hợp giữa múa và võ thuật mô phỏng lại chuyển động của Lân dựa trên cốt truyện dân gian lưu truyền lại.

Đỏ xanh vàng được xem là ba màu chủ đạo trong múa lân, có ý nghĩa cầu bình an, may mắn thịnh vượng

Múa lân không chỉ là môn nghệ thuật dân gian đặc sắc mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Với những màn biểu diễn đẹp mắt, hòa quyện giữa nét đẹp tâm linh và võ thuật múa lân đã trở thành một bộ môn nghệ thuật được đông đảo mọi người yêu thích.

Múa lân là môn nghệ thuật đặc sắc hòa quyện giữa nét đẹp tâm linh và võ thuật

Hơn  40 năm gắn bó với nghệ thuật biểu diễn múa lân, tâm huyết và tình yêu múa Lân của nghệ nhân dân gian Lương Tấn Hằng đã truyền cảm hứng đến nhiều thế hệ trẻ.

Những thế hệ tương lai tiếp nối niềm đam mê và tình yêu đối với nghề múa lân truyền thống

Tính đến nay đoàn lân sư rồng Hằng Anh Đường do ông sáng lập đã quy tụ hơn 4.000 thành viên ở các tỉnh thành, không chỉ biểu diễn phục vụ bà con, Hằng Anh Đường còn tham gia các giải đấu trong và ngoài nước góp phần quảng bá múa Lân Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục