Các nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern của Mỹ và hãng công nghệ Google đã sử dụng hơn 42.000 bức ảnh chụp CT phổi từ các bệnh nhân với bệnh trạng khác nhau để phần mềm trí tuệ nhân tạo học hỏi. Sau đó, họ cho máy tính thử phân tích 6.716 bức ảnh CT của các bệnh nhân đã biết trước kết quả chẩn đoán.
Thống kê cho thấy, máy tính có thể phát hiện các trường hợp ung thư phổi giai đoạn đầu chính xác tới 94% chỉ với một lần chụp CT, trong khi để chẩn đoán có hiệu quả tương tự thì các bác sĩ hiện nay phải cần nhiều ảnh CT hơn.
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,8 triệu người trên thế giới mỗi năm. Theo các nhà khoa học, việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ giúp kéo giảm số ca tử vong và thay thế phương pháp sinh thiết hiện nay, vốn có thể dẫn tới nhầm lẫn hoặc bỏ sót ung thư.
Chương trình Người đưa tin 24G phát sóng lúc 18h30 trên THVL2 không chỉ mang đến những thông tin chính trị, đời sống, xã hội thường nhật mà còn cập nhật nhiều thông tin hữu ích xoay quanh các vấn đề kinh tế, giáo dục, văn hóa,…
Topsao