Đời sống
Việt Nam mến yêu: Nghề đúc tượng phật
Thờ tượng Phật vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Mỗi một hình Tượng Phật, hay hình tượng của Bồ Tát, thần linh trong các ngôi chùa, miếu, đều có ý nghĩa giáo dục sâu rộng. Vừa thể hiện lòng kính trọng các vị thần linh với hy vọng cầu mong một cuộc sống bình an may mắn đến với mọi người.

Thờ tượng phật, nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam

Dọc theo con hẻm ở đường Hồng Bàng, ta dễ dàng nhìn thấy các bức tượng với đủ loại hình dáng và kích cỡ khác nhau được những người thợ lành nghề nơi đây miệt mài chà nhám, khắc họa chi tiết…Không khí lao động ở trong con hẻm nhỏ trở nên nhộn nhịp, sôi động. Được xem là người gạo cội trong nghề đúc tượng tại xóm chùa Giác Hải, ông Mai Văn Tuấn với hơn 40 năm gắn bó với công việc yêu cầu đầy tâm huyết này luôn hy vọng thế hệ trẻ giữ vững được nghề truyền thống mà ông cha đã để lại.

Không khí lao động trong con hẻm ở đường Hồng Bàng Q6, Tp HCM  luôn nhộn nhịp, sôi động

Để làm ra một bức tượng có “thần sắc”sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn. Tùy kích thước tượng, người thợ sẽ thiết kế những mẫu khuôn khác nhau. Đây được xem là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình làm ra một bức tượng. Ngoài sức khỏe và kỹ thuật tốt, công việc đòi hỏi người làm phải có tâm với nghề. Từ đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của người thợ họ tỉ mỉ đắp, chà nhám, khắc họa chi tiết như dồn hết tâm huyết trong từng bay xi măng, hay tỉ mỉ trên những đường cọ, các nét vẽ tinh xảo trên khuôn mặt cho tượng có hồn quyết định sự thành công của bức tượng và khẳng định tay nghề của người thợ.

Để làm ra một bức tượng có “thần sắc” sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mẩn từ người thợ.

Mỗi bức tượng được làm ra từ cái tâm cái đức của những người thợ, nó mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc và có ý quan trọng về mặt tinh thần của con người, nhất là ý nghĩa về tư tưởng tín ngưỡng và văn hóa của con người Việt Nam.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục