Những buổi dã ngoại, đi bơi hoặc đi du lịch cùng với gia đình bạn bè vào những ngày hè là khoảng thời gian giúp bạn thư giãn và tận hưởng cuộc sống. Bạn có thể chống nắng bằng nhiều cách, như bôi kem chống nắng hay che chắn thật kĩ khi ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất đắc dĩ phải ở quá lâu bên ngoài dưới trời nắng gắt, như đi biển hay làm việc, bạn vẫn có nguy cơ bị cháy nắng rất cao. Vậy khi bị cháy nắng phải làm sao để khắc phục?
1. “Cách ly” hoàn toàn với ánh nắng
2. Làm mát da càng sớm càng tốt
Ngay khi bạn thấy da mình bị cháy nắng, hãy ngay lập tức tìm kiếm những thứ có thể làm mát da càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh, khăn ướt, gạc ẩm hoặc đá được bọc trong một chiếc khăn để giúp da có cảm giác mát hơn, cân bằng nhiệt độ cho vùng da bị cháy nắng. Tùy vào tình trạng của da mà bạn có thể làm điều này trong 10, 15 phút hoặc thậm chí trong vài giờ.
3. Bổ sung nước
Da là cơ quan rộng lớn nhất của cơ thể, chính vì vậy, chúng ta có thể bị mất rất nhiều nước khi bị cháy nắng, từ đó gây ra nhiều triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và buồn nôn. Việc uống nước vào lúc này giúp bổ sung lại lượng nước đã mất, giúp da mau chóng lành lại từ bên trong.
4. Thoa mật ong
Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi làn da bị tổn thương do cháy nắng. Bạn có thể sử dụng mật ong thoa trực tiếp lên da hoặc pha mật ong với một ít sữa tươi không đường lạnh rồi dùng bông tẩy trang thấm hỗn hợp lên da mặt. Cách này không chỉ giúp làn da nhanh chóng được dịu mát mà còn phục hồi hiệu quả.
5. Sử dụng lotion
6. Đến gặp bác sĩ da liễu
Khi da bị cháy nắng quá, có thể đã ở tình trạng bỏng nắng. Bạn cần biết phân biệt bỏng nắng và cháy nắng: Cháy nắng thường ít nguy hiểm, nó chỉ làm xỉn màu da và sẽ biến mất sau một thời gian (tùy cơ địa mỗi người).
Nhưng bỏng nắng thì khác, nó thường gây tổn thương da trên diện rộng, mức độ đỏ da cứ tăng dần, có thể kèm theo đau đầu, sốt và mệt mỏi. Các dấu hiệu của bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng 2 – 6 giờ tiếp xúc. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng giữa trưa từ 11 – 14 giờ khi nồng độ tia cực tím tập trung cao.
Khi thấy những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần đi khám chuyên khoa da liễu, để tránh các sang thương ngày càng rộng và ăn sâu hơn: cảm thấy mệt hay chóng mặt. Mạch đập nhanh, thở mạnh. Cảm thấy lạnh. Bị buồn nôn, sốt rét hoặc phát ban. Bị phồng rộp nặng…