Nhạc
Nên làm mới nhạc cách mạng không?
Làm mới nhạc cách mạng (nhạc đỏ) có nên hay không là vấn đề được nhiều người bàn tán và tranh luận.

Nhạc cách mạng hay còn gọi với cái tên khác là Nhạc đỏ. Đây là một dòng của tân nhạc Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân xâm lược và sau năm 1975 khi Việt Nam thống nhất hai miền Nam Bắc.

Đa phần những ca khúc ở dòng nhạc cách mạng đều dùng để cổ vũ tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ và nó phục vụ chủ yếu cho các cuộc kháng chiến. Truyền đạt lý tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa và tình yêu quê hương đất nước, tăng gia lao động sản xuất. Chính vì thế, nên những bài hát ở dòng nhạc cách mạng thường rất lãng mạn và thể hiện được ý chí và tinh thần người dân Việt Nam đương thời.  

Nhạc đỏ một thời hào hùng của dân tộc. Ảnh: Internet

Hiện nay, đối tượng thính giả nghe dòng nhạc này là những người trung niên hoặc những ai đã đi qua thời kỳ kháng chiến ác liệt. Hoặc những bạn trẻ có sở thích mà mong muốn tìm hiểu về giai đoạn oai hùng của cả dân tộc. Một số bài hát nổi tiếng có thể kể đến như: Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Cô gái mở đường, Chiếc gậy Trường Sơn,…

Bài hát Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây thể hiện bởi NS Thu Hiền – Trung Đức. Ảnh: Youtube

Hiện nay, nhiều ca nhạc sĩ đã rất nổ lực trong hành trình làm mới nhạc đỏ. Họ thay đổi về hòa âm, phối khí, cách trình diễn để mang nhạc đỏ sống dậy và đến gần hơn với khản giả nhiều lứa tuổi. Những ca sĩ như Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Tùng Dương, Đức Tuấn, Trọng Tấn… nhiều năm qua đã nỗ lực làm sống lại “nhạc đỏ” với sự tươi trẻ nhưng không kém phần sâu lắng. 

Trọng Tấn và Anh Thơ trong một show âm nhạc về Nhạc đỏ. Ảnh: Internet

Nhiều chương trình truyền hình ra đời, mang nhạc đỏ đến gần hơn với khán giả. Các chương trình này với sự tham gia của nhiều ca sĩ trẻ đại diện cho thế hệ mới với “trọng trách” duy trì dòng nhạc hào hùng này.

Những nghệ sĩ trẻ tham gia Chương trình Những bài hát còn Xanh trên VTV6. Ảnh Internet
Giai điệu tự hào trên VTV1. Ảnh: Internet

Nhiều nghệ sĩ sử dụng chất liệu nhạc cách mạng kết hợp với vũ điệu mới lạ để mang đến một làn gió mới đặc biệt hơn. Trong chương trình Sàn đấu vũ đạo, Hậu Hoàng đã cùng nhóm nhảy trong trang phục “áo xanh” đã nhảy trên nền nhạc Cô gái mở đường. Bài nhảy đã thể hiện được tinh thần tươi trẻ của những cô gái trẻ tuổi đôi mươi xông pha chiến trận.

Thúy Hậu và phần nhảy Cô gái mở đường. Ảnh: Internet

Thế nhưng ranh giới của sự sáng tạo thật mong manh. Cũng với bài hát Cô gái mở đường, ca sĩ Han Sara trong chương trinh The Heroes lại mang đến một tiết mục thảm họa. Han Sara mặc váy ngắn, các vũ công nữ mặc gợi cảm trình diễn không phù hợp với bài hát ca ngợi lý tưởng cao đẹp của lực lượng thanh niên xung phong.

Han Sara trong trang phục gợi cảm trình bài một phần ca khúc Cô gái mở đường. Ảnh: Internet


Bình luận

Tin cùng chuyên mục