Người nổi tiếng
Chuyện Cảnh Giác: Chiêu lừa “tuyển dụng sinh viên làm thêm”
Thời gian qua, Chuyện Cảnh Giác liên tục ghi nhận được nhiều vụ việc lừa đảo tuyển dụng việc làm, và đáng chú ý hơn khi đa phần các nạn nhân lại là sinh viên. Mong muốn kiếm việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí học tập hay để có […]

Thời gian qua, Chuyện Cảnh Giác liên tục ghi nhận được nhiều vụ việc lừa đảo tuyển dụng việc làm, và đáng chú ý hơn khi đa phần các nạn nhân lại là sinh viên. Mong muốn kiếm việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí học tập hay để có được cơ hội trải nghiệm việc làm, song, thực tế các sinh viên đã hoàn toàn “vỡ mộng” khi nhận ra đó là 1 cú lừa. 

(Hình ảnh trong bài viết là diễn viên tái hiện tình huống, chỉ mang tính minh họa)

Nhi và 1 người bạn khác là Ngân cùng tuổi, cùng quê, cùng lớp, ở cùng một dãy trọ nên khi đi tìm việc làm cũng rủ nhau đi làm thêm, nào ngờ đâu lại “sập bẫy” kẻ gian.

10h30, cả 2 ngồi ăn sáng ở một quán phở ở đường Lê Trực, gần nơi được hẹn nhận việc ở. Các em được hẹn 11h đến gặp người phụ trách để nhận việc.

Khi đến địa điểm này, họ đã được hẹn phỏng vấn, trước đó, cũng đã đóng 100.000 đồng làm hồ sơ, 350.000 đồng chụp hình, làm thẻ.

Khi được chỉ sang 1 địa chỉ khác, các em tiếp tục đóng 150.000 đồng làm thẻ ngân hàng, và được hẹn sẽ được một người tên Thành tiếp nhận để đào tạo công việc.

(Hình ảnh trong bài viết là diễn viên tái hiện tình huống, chỉ mang tính minh họa)

Tuy nhiên, sau khi đóng 600.000, Nhi mới nhận ra mình đã bị lừa. Thực chất, siêu thị không hề đăng bài tuyển dụng. 

Người dân cần hết sức tỉnh táo trước những thông tin tuyển dụng việc làm qua mạng, cần xác minh thông tin về đơn vị môi giới việc làm và cả tài khoản mạng xã hội đăng bài tuyển dụng xem có thực sự đáng tin hay không, độ uy tín cao hay không. Đừng bao giờ dễ dàng tin người, mà thay vào đó cần có sự cẩn trọng, cảnh giác trong mọi tình huống. 

(Hình ảnh trong bài viết là diễn viên tái hiện tình huống, chỉ mang tính minh họa)

Khi làm thủ tục xin việc hay đi phỏng vấn xin việc, mà bị yêu cầu đóng chi phí, có thể là những khoản như: chi phí đồng phục, chi phí làm thẻ ATM, chi phí làm hồ sơ, chi phí đào tạo… thì cần đặc biệt cảnh giác, xem xét kỹ lưỡng, tuyệt đối không vội vàng đưa tiền, mà tốt nhất hãy, tìm cách hoãn lại việc đóng tiền, chẳng hạn chúng ta có thể nói với họ rằng mình không mang theo đủ tiền mặt, hoặc quên ví tiền… Sau đó, cần có động thái tìm hiểu kỹ lưỡng hơn nữa về đơn vị tuyển dụng trước khi quyết định có quay trở lại đóng tiền hay không. Bởi trên thực tế thời gian đầu, thông thường chúng ta chỉ được nhận vào làm với vai trò thử việc mà thôi, và ở vị trí thử việc thì chưa cần phải đóng các khoản chi phí như vậy. 

Quý vị đừng quên đón xem Chuyện Cảnh Giác được phát sóng vào lúc 16 giờ 40 phút vào Chủ nhật hằng tuần trên kênh Truyền hình Vĩnh Long 1.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục