Người nổi tiếng
Chuyện Cảnh Giác: Giả mạo doanh nhân lừa đặt vé máy bay
Chuyện Cảnh Giác mang đến cho quý vị 1 câu chuyện lừa đảo khá hy hữu, khi đối tượng xấu giở ra những chiêu trò rất tinh vi, giả làm doanh nhân để lừa đảo chính những doanh nhân thật với thủ đoạn mà hẳn ít ai ngờ tới. Những tưởng là phi vụ làm […]

Chuyện Cảnh Giác mang đến cho quý vị 1 câu chuyện lừa đảo khá hy hữu, khi đối tượng xấu giở ra những chiêu trò rất tinh vi, giả làm doanh nhân để lừa đảo chính những doanh nhân thật với thủ đoạn mà hẳn ít ai ngờ tới. Những tưởng là phi vụ làm ăn lớn, nhưng chẳng ai ngờ lại là màn lừa đảo vé máy bay.

Đối tượng Trường nghĩ cách kiếm tiền bằng thủ đoạn lên mạng xã hội tìm kiếm các doanh nghiệp xây dựng, lấy số điện thoại của doanh nghiệp và tìm hiểu hình thức kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Sau đó, Trường dùng điện thoại (sim rác) liên lạc và nói dối là chủ đầu tư có các gói thầu, xây dựng mời các doanh nghiệp tham gia thực hiện với giá ưu đãi.

Khi các doanh nghiệp đồng ý, Trường giới thiệu và cho doanh nghiệp số điện thoại của giám đốc để họ liên lạc (mục đích để doanh nghiệp tin tưởng) và hẹn doanh nghiệp đến trụ sở công ty để ký hợp đồng, kèm theo điều kiện là mọi chi phí ăn, ngủ, nghỉ sẽ do công ty của Trường lo, doanh nghiệp trả tiền mua vé máy bay khứ hồi.

Công ty của Trường sẽ đặt vé máy bay giúp (đối với các doanh nghiệp có địa chỉ miền Bắc, thì Trường nói công ty của Trường có trụ sở ở miền Nam và ngược lại).

Tiếp đó, Trường yêu cầu doanh nghiệp gửi thông tin những người đi để công ty Trường đặt vé máy bay. Sau khi có thông tin, Trường đặt giữ chỗ, rồi gửi hình ảnh thông tin đặt giữ chỗ máy bay cho doanh nghiệp mục đích tạo sự tin tưởng và yêu cầu chuyển tiền mua vé. Khi doanh nghiệp đã chuyển tiền, Trường cắt liên hệ.

Hợp tác với Trường là Vinh. Người này được Trường giao khi có điện thoại gọi đến, thì nhận mình là trợ lý giám đốc, và sắp xếp hẹn gặp trực tiếp để ký hợp đồng.

Sau đó, Trường gọi vào số điện thoại của anh Sơn là giám đốc công ty xây dựng; giới thiệu trợ lý giám đốc Công ty CP Thiết bị chiếu sáng LED của Trung Quốc có dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất ở tại khu công nghiệp ở huyện Cẩm Giàng cần hợp tác xây dựng tường bao, nhà bảo vệ… dự toán hợp đồng là 10,8 tỷ đồng. Sau đó, anh Sơn gọi điện thoại và nhắn tin với Trường để thương thảo hợp đồng.

Vinh thông báo với anh Sơn mọi chi phí sinh hoạtt do công ty Trường chi trả, phía anh Sơn chỉ phải thanh toán tiền vé máy bay.

Anh Sơn đồng ý và cung cấp thông tin 2 người của công ty mình cho Trường để đặt vé máy bay. Bằng nhiều khâu, thủ đoạn gian dối, phi vụ này, Trường và Vinh đã chiếm đoạt được của công ty anh Sơn số tiền 8 triệu đồng.

Tình huống này chính là bài học cho tất cả chúng ta. Các đối tượng lừa đảo này thường nhắm đến những doanh nhân, người có tiền để mời hợp tác làm ăn, rồi giở thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bởi thông thường bọn chúng cho rằng những doanh nhân này sẽ dễ bỏ qua, không bận tâm lắm với những khoản tiền nhỏ bị mất mát. Vì vậy, người dân cần luôn có sự đề phòng trước những mối quan hệ, làm ăn quen biết nhau qua mạng, chưa nắm rõ về lai lịch đối phương. Và đặc biệt luôn có sự cảnh giác cao trước bất kỳ yêu cầu chuyển tiền nào từ người lạ, để tránh mất mát tài sản oan uổng. 

(Hình ảnh trong bài viết chỉ mang tính minh họa)

Quý vị đừng quên đón xem Chuyện Cảnh Giác được phát Trườngg vào lúc 16 giờ 40 phút vào Chủ nhật hằng tuần trên kênh Truyền hình Vĩnh Long 1.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục