N. kể thông qua một người bạn, nữ sinh này quen biết Đ. Khi đó, Đ. giới thiệu làm công việc chạy doanh số cho các cửa hàng điện thoại di động.
“Đ. nói với em do các cửa hàng di động thiếu doanh số nên anh ấy nhờ em đăng ký mua sản phẩm của cửa hàng để họ bù vào cho đủ số lượng. Tiền công được anh Đ. trả 400.000 đồng. Anh ấy khẳng định hồ sơ trả góp sẽ được hệ thống hủy sau 2 ngày. Em chỉ việc đứng ra ký tên vay hộ mua trả góp, không cần cọc hay trả bất cứ chi phí nào”, nữ sinh N. kể.
“Em ký tên vào tờ giấy nhỏ do anh nhân viên tổ chức tín dụng đưa. Tờ giấy đó em cũng không được giữ. Đợt dịch vừa qua, em bất ngờ nhận được tin nhắn thông báo đã trễ hẹn đóng tiền. Lúc đó, em mới biết mình bị lừa”, N. kể và cho biết do không có tiền đóng nên sinh viên này thường xuyên bị gọi điện thoại, nhắn tin đòi nợ, làm ảnh hưởng đến tinh thần.
“Có lúc đang trong giờ học em cũng bị người lạ gọi điện thoại, nhắn tin đòi nợ”, N. nói thêm. Khi sinh viên này gọi điện, Đ. trả lời: “Anh đã lừa tụi em, thực chất anh dùng số tiền vay được để làm việc khác…”
Người dân, đặc biệt là đối tượng sinh viên hay chị em phụ nữ cần đề cao cảnh giác trước những công việc nhẹ nhàng nhưng lại nhận được nhiều tiền… Phải hết sức tỉnh táo, suy xét cẩn thận vấn đề, đặc biệt với những tình huống nhờ đứng tên mua hàng, vay tiền dùm thì tuyệt đối không đồng ý, để tránh “rước họa vào thân”.
Quý vị đừng quên đón xem Chuyện Cảnh Giác được phát sóng vào lúc 16 giờ 40 phút vào Chủ nhật hằng tuần trên kênh Truyền hình Vĩnh Long 1.