TV Show
Nhớ hoài lời ru Nam Bộ
“Ầu ơi… gió đưa cây cải về trời Rau râm ở lại, chịu đời đắng cay” Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng ru của mẹ. Và, cũng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình.

Hát ru là bài hát đầu tiên cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời. Bài hát đó được cất lên từ nỗi sung sướng hay cơ cực, hân hoan hay buồn tủi… của những người mẹ, người bà. Những đứa trẻ cứ thế lớn lên cùng lời ru bên bếp lửa, với đồng ruộng sau lưng, với dòng sông quê.  

Tiếng ru của bà, của mẹ trong những năm tháng đầu đời 

Trôi theo dòng đời xuôi ngược, hòa nhập vào cuộc sống đô thị hóa và những tất bật vất vả của đời thường, hát ru ngọt ngào vẫn đi theo từng thế hệ. Chỉ với thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát, với lời lẽ đơn sơ, mộc mạc lại rất gần gũi với phong cách và lối sống của dân tộc ta. Hát ru được xem như lời tự tình dân tộc, nó dễ thâm nhập vào tiềm thức trẻ vì có gì gần gũi thân thương cho bằng lời ru của mẹ. Đó là tiếng hát ân tình nhất mà kể cả người lớn cũng cần được nghe để thấm nuần hơn về đạo lý làm người. Hát ru là cội nguồn dân tộc, là bài học vỡ lòng về văn hóa dân tộc và là văn hóa vì cuộc sống và nằm trong lòng cuộc sống.

Tiếng ru, tiếng hát tâm hồn, là đường về xứ sở, là giai điệu nhân ái, thánh thiện, là vẻ đẹp luôn được tái tạo bằng một hương vị đặc biệt, để hình thành nhân cách một con người. Hương vị ấy là lời ru, điệu ru, tâm trạng tình cảm khi ru.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục