Chị T cho biết, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, một đối tượng đã gọi điện thoại cho chị, tự xưng là cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, thông báo đến trụ sở Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH để tập huấn PCCC, nhận 2 bình chữa cháy cùng giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC; sau đó chị sẽ được tập huấn về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, đối tượng nói thêm, sau khi được tập huấn 2 nội dung trên, cơ sở của chị L. mới bảo đảm điều kiện để đi vào hoạt động kinh doanh. Đối tượng yêu cầu chị thanh toán tiền tài liệu khi bưu điện chuyển đến với tổng số tiền 1.090 triệu đồng (bao gồm: 490 nghìn đồng mua tài liệu PCCC, 600 nghìn đồng mua tài liệu an toàn thực phẩm), khi đến tập huấn tại cơ quan Công an thì không phải đóng bất cứ một khoản nào khác.
Do chưa bao giờ tìm hiểu về công tác PCCC và không hề nghi ngờ, nên chị L. đồng ý thanh toán số tiền nói trên và nhận tài liệu. Khi chị L. đến Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH để “tập huấn”, thì mới biết là mình đã “dính bẫy” của các đối tượng lừa đảo.
Các đối tượng thường nhắm đến các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, người đứng đầu cơ sở chưa nắm hết các quy định về an toàn PCCC. Do vậy, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước những thủ đoạn của đối tượng lừa đảo. Trường hợp phát hiện các đối tượng có hành vi nêu trên cần nhanh chóng báo cho cơ quan Công an gần nhất để phối hợp xử lý.
Hiện nay, Bộ Công an đã triển khai dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực PCCC tại địa chỉ website: https://dichvucong.bocongan.gov.vn. Ngoài ra, với mỗi trường hợp đơn lẻ, người dân có thể liên hệ trực tiếp Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH để được hướng dẫn đăng ký tập huấn về PCCC, CNCH.
(Hình ảnh trong bài viết là diễn viên tái hiện tình huống, chỉ mang tính minh họa, không phải nhân vật thật)
Quý vị đừng quên đón xem Chuyện Cảnh Giác được phát sóng vào lúc một6 giờ 40 phút vào Chủ nhật hằng tuần trên kênh Truyền hình Vĩnh Long một.