Trước đó, do vỡ nợ và cần tiền tiêu xài cá nhân nên L. nảy sinh ý đồ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Linh lên mạng tìm kiếm thông tin thì phát hiện một Công ty có dịch vụ cho thuê laptop.
L. giả vờ liên hệ nhân viên công ty này là anh S. (29 tuổi) thì được hướng dẫn các thủ tục thuê cần có CMND, đặt cọc tiền. Nếu là công ty thuê thì chỉ cần giấy đăng ký kinh doanh mà không cần đặt cọc.
Do đó, L. nghĩ cách lập ra công ty giả mạo để lừa đảo. Đầu tiên L. đăng thông tin lên mạng cần tuyển tài xế, anh T. liên hệ thì L. yêu cầu đưa CMND, bằng lái xe.
L. dùng thông tin trên giấy tờ của anh T. rồi lên mạng đặt làm giả CMND với giá 2 triệu đồng nhưng dùng hình ảnh của L.. L. cũng đặt làm giả con dấu Văn phòng phát triển phần mềm với đầy đủ mã số doanh nghiệp.
Hoàn thành dàn dựng công ty giả mạo, L. dùng tên tài xế T, tự xưng Trưởng phòng Công ty gặp anh S. thuê 6 laptop.
L. dẫn anh S. đến công ty giả mạo để anh này tin tưởng lập hợp đồng cho thuê, qua đó lừa đảo chiếm đoạt 6 laptop trị giá 200 triệu đồng. Ngay sau khi nhận laptop, L. mang đến các tiệm cầm đồ để cầm cố, lấy tiền tiêu xài và bỏ trốn.
Giấy tờ giả vẫn đã và đang là một trong những vấn nạn nhức nhối hiện nay, có rất nhiều vụ lừa đảo đã diễn ra liên quan đến giấy tờ giả, khiến các nạn nhân vì “nhẹ dạ cả tin” mà mất mát tài sản oan uổng.
Đối với những cửa hàng kinh doanh các dịch vụ cho thuê như thuê laptop, thuê xe máy… thì người chủ cho thuê cần phải có cách xác minh giấy tờ thật giả, nên yêu cầu khách hàng cọc tiền, để hạn chế các rủi ro có thể xảy đến. Đồng thời, nên gắn thêm các thiết bị định vị bên trong những thiết bị cho thuê.
(Hình ảnh trong bài viết là diễn viên tái hiện tình huống, chỉ mang tính minh họa)
Quý vị đừng quên đón xem Chuyện Cảnh Giác được phát sóng vào lúc 16 giờ 40 phút vào Chủ nhật hằng tuần trên kênh Truyền hình Vĩnh Long 1.