Cụ thể, sau giờ tan học, đối tượng tự nhận là phụ huynh của một học sinh trong lớp (người này đọc đúng tên học sinh) và nhờ em học sinh có xe đạp điện chở ra một khu vực trong ngõ.
Sau đó, đối tượng yêu cầu học sinh này dừng lại, rồi thực hiện hành động mở điện thoại gọi cho cô giáo chủ nhiệm (tiếp tục đọc đúng tên cô giáo). Sau đó mượn xe đạp điện của em học sinh để đi lấy đồ.
Học sinh này tin tưởng và đồng ý cho mượn xe đạp. Chờ mãi không thấy người này quay lại, em học sinh đã gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm và nhận được thông tin là gần đây không có ai gọi điện. Mẹ của bạn cùng lớp học sinh này (bị kẻ xấu mạo danh) cũng báo không hề đến trường đón con. Đến lúc này, học sinh mới xác định đã bị lừa lấy mất xe đạp điện.
Các bậc phụ huynh cần cẩn trọng khi đăng tải hình ảnh cũng như những thông tin liên quan đến con em của mình lên mạng xã hội, bởi mạng xã hội là môi trường phức tạp, khó kiểm soát, nếu các thông tin này để kẻ gian biết được, rất có thể chúng sẽ nhắm đến mục tiêu là các em học sinh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, hoặc thậm chí, đôi khi còn có thể xảy ra những tình huống xấu hơn như liên quan đến việc bắt cóc chẳng hạn.
Đồng thời, phụ huynh cũng cần nhắc nhở con em, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người lạ, tuyệt đối ko nghe theo lời của người lạ, và quan trọng hơn hết là phải giáo dục cho các em sự đề phòng, cảnh giác, biết bảo vệ chính mình và bảo vệ tài sản trong mọi tình huống. Nếu thấy người lạ xuất hiện ở trường, cần sự giúp đỡ nên hướng dẫn liên hệ với nhà trường hoặc nhờ công an gần đó hỗ trợ giúp đỡ.
(Hình ảnh trong bài viết là diễn viên tái hiện tình huống, chỉ mang tính minh họa, không phải nhân vật thật)
Quý vị đừng quên đón xem Chuyện Cảnh Giác được phát sóng vào lúc 16 giờ 40 phút vào Chủ nhật hằng tuần trên kênh Truyền hình Vĩnh Long 1.