Đạo diễn Lê Hoàng mới đây đã có những lời khuyên khá bất ngờ xung quanh việc phụ nữ nên ly hôn (ly thân) hay ly dị trong tập phát sóng mới nhất của chương trình “Chuyện cuối tuần” vào tối thứ bẩy, ngày 26/1 trên kênh VTV1.
Mở đầu Lê Hoàng khuyên các cô vợ nên vô cùng tránh chuyện ly hôn, nếu cảm thấy không sống được với nhau thì nên ly dị. “Bởi vì ly hôn nó hại cho phụ nữ khủng khiếp. Hoàng là đàn ông nên Hoàng biết. Ly hôn khiến tâm lí rất là căng thẳng nên thà là mình ly dị dù đau đớn nhưng nó dứt đi rồi.
Ly hôn có lợi cho đàn ông vô cùng. Một người đàn ông ly hôn thì coi như họ không còn vợ nữa, và họ có quyền đi lại thoải mái với những người phụ nữ khác mà không có ai bắt bẻ họ cả.
Nhưng mà người phụ nữ ly hôn thì thường không dám nói là mình đã dứt khoát. Cho nên thời kì quá độ của ly hôn người đàn ông có quá nhiều cơ hội mà phụ nữ thì không có”, anh nói.
Trên phương diện là phụ nữ, thạc sĩ tâm lí Tô Nhi A lại cho rằng ở một chiều khác, việc ly hôn mà Lê Hoàng nói nó đồng nghĩa với việc ly thân. “Nhưng mà phụ nữ tại sao phần đông họ chọn ly hôn hơn là ly dị trong khi phần đông nói rằng phụ nữ đừng chọn ly hôn vì nó nguy hiểm lắm. Bởi vì họ chưa dứt khoát, họ rất nặng tình. Cái tính xúc cảm trong việc giải quyết vấn đề của phụ nữ lúc nào cũng cao. Đó là lí do mà họ không chọn giải pháp dứt điểm là ly dị để luật pháp chứng nhận. Họ sẽ trì hoãn, trong ki đó họ vẫn chờ đợi. Phụ nữ muôn đời vẫn dại, họ chờ đợi một người cha của những đứa con quay về, họ chờ đợi sự hàn gắn. Họ chờ đợi anh ấy quay đầu mà trời ơi lãng tử thì khi nào mới biết quay đầu”.
Và đó là lí do mà phụ nữ chấp nhận giai đoạn ly hôn. Thực ra về yếu tố tâm lí thì nó không tích cực cho cả người phụ nữ, người đàn ông và những đứa trẻ tham gia vào cuộc hôn này. Nó làm cho những đứa trẻ trong thời kì này rất căng thẳng do đó không nên kéo dài cái giai đoạn này.
Quay trở lại với Lê Hoàng, anh cho biết thời gian ly thân không nên kéo dài quá một, hai tháng. Bởi “Có những người ly thân cả năm hay nửa năm thì chỉ chết người vợ thôi”.
Tiếp lời nam đạo diễn, Tô Nhi A nêu quan điểm rằng trong giai đoạn ly thân nên có sự giãn cách giữa người phụ nữ và đàn ông, nhưng chỉ trong phạm vi gia đình. Chị không đồng tình với việc người vợ xách vali đi ra ngoài. “Người phụ nữ với quan điểm của tôi là khi ra đi rồi thì con đường trở về nó vô cùng chênh chao và khó khăn. Tôi không có cảm giác người phụ nữ sẽ được đón chào nồng nhiệt sau một quãng thời gian họ kéo vali ra khỏi nhà”.
Trước quan điểm của Tô Nhi A, Lê Hoàng phản ứng lại rằng “Ly thân mà trong một nhà thì nó là một bi kịch kinh khủng. Thứ nhất là sống với nhau rất nặng nề. Thứ hai là ảnh hưởng tới con cái vì tất cả những người ly thân trong nhà thì con cái trở thành người phiên dịch, mẹ nói gì thì nói với con, con nói với bố, còn bố nói gì thì con sẽ nói lại với mẹ. Một đứa trẻ mà lớn lên trong một gia đình như vậy sẽ rất là tệ.
Việc sống trong nhà như vậy rất dễ bùng nổ và một điều tưởng như tích cực nhưng lại là tiêu cực đó là đôi khi sống trong nhà có những lúc người ta lại muốn gần gũi, như thế nó lại còn hại thêm. Bởi vì sự tôn trọng nó không có, nhưng mà bản năng thì nó còn. Cho nên không nên ly thân và nếu đã ly thân thì nên tách ra hẳn”.
Ly thân nghe có vẻ như là cơ hội chia đều cho cả hai, cả hai đều suy nghĩ về tương lai và gia đình nhưng thực sự mà nói người đàn ông sẽ lợi đến 2/3. Bởi vì thứ nhất, người đàn ông có tính tự do, thứ hai là dư luận nhìn người đàn ông ly thân rất dễ. Và điều thứ ba rất quan trọng, “đối với người đàn ông thời gian nó không khủng khiếp bằng phụ nữ. Ví dụ người đàn ông 50, 55 hay 60 ly thân mà có tiền, còn sức khỏe vẫn ngon lành“. Nhưng mà người phụ nữ ở độ tuổi đó cánh cửa đóng lại rất mạnh.
“Tuy nhiên thực tế cuộc sống người ta đang chọn ly thân rất đông chứ không lập tức chọn ly dị bởi vì người ta ở Việt Nam. “Có thể nói rằng nếu bạn ra nước ngoài bạn sẽ thấy hiếm trường hợp vợ chồng nói là họ ly thân mà họ sẽ nói là li dị hoặc là hoặc là không. Bởi vì ly thân là giải pháp họ không chịu được và không chấp nhận mà thường là từ phía người phụ nữ.
Nhưng người phụ nữ Việt Nam lại tự nguyện bởi vì phần lớn khi ly thân thâm tâm họ tự nghĩ mình ở phái yếu, hơn nữa là mình nhiều tuổi rồi, thứ hai là mình có con rồi, đây là cơ hội để người chồng quay về. Chứ không bao giờ nghĩ rằng đây là cơ hội để mình đi tìm cái mới”, nam đạo diễn chia sẻ,
Cuối cùng thạc sĩ tâm lí Tô Nhi A đưa ra lời khuyên rằng chúng ta cần có sự chủ động với câu chuyện mang tên là hôn nhân và việc ly thân nó chỉ làm tăng thêm gia vị cho những rắc rối của diễn biến câu chuyện. Cho nên phương án ly thân không phải là một phương án tích cực. “khi bạn gặp mâu thuẫn trong hôn nhân thì cách mà bạn cần làm không phải là ly thân mà việc cần làm là đi giải quyết mâu thuẫn. Vì việc ly thân nó đang là phương án né tránh mâu thuẫn”. Còn đạo diễn Lê Hoàng thì dứt khoát và cương quyết với thông điệp cá nhân rằng “Các bạn không nên ly thân. Hoặc sống với nhau hoặc là ly dị”.