Đời sống
“Kinh tế buồn” nhưng thị trường ngành ăn uống vẫn sôi động
Với hàng loạt thách thức từ chiến tranh, lạm phát, khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu đã gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng không ít đối với nền kinh tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thế nhưng, cũng trong thời điểm này so với các loại hình kinh doanh khác, mô hình dịch vụ ăn uống vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng ổn định.

Bối cảnh kinh tế tác động mạnh mẽ đến xã hội

Sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tưởng chừng như  tình hình kinh tế – xã hội sẽ dần hồi phục nhưng các cuộc chiến tranh nổ ra gây nên các cuộc căng thẳng chính trị dẫn đến lạm phát tăng cao kỷ lục trong nhiều năm đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng bế tắc. Kéo theo đó, là hàng loạt nguy cơ dẫn đến khủng hoảng kinh tế 2023 và hệ quả là tình hình kinh tế rơi vào trạng thái “nghìn cân treo sợi tóc”.

Tính đến tháng 3/2023 Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên hợp quốc (UNDESA) đưa ra những dự báo về một năm “kinh tế buồn”, theo đó trong báo cáo Tình hình và triển vọng kinh tế Thế giới ,WB nhận định tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt 1,7% giảm 1,3% thì UNDESA cho rằng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt mức 1,9% và giảm 1,2% so với dự báo trong tháng 6/2022.

Dự báo tăng trưởng GDP quý I/2023 

Chính những ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế đã tác động mạnh mẽ lên các ngành nghề kinh doanh với nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, kinh tế tụt dốc kéo theo tình trạng lao động cũng bị đình trệ. Cơn bão sa thải xảy ra là một trong những việc giúp các doanh nghiệp, chủ đầu tư, kinh doanh giảm tải áp lực của các cuộc khủng hoảng kinh tế đè nén.

Cũng theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), tại Việt Nam nhu cầu tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng do lạm phát cao hơn dự kiến, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bình quân 4,5% trong năm 2023. Có khả năng, đến cuối 2023 giá điện có thể tăng và lương công chức có nguy cơ ảnh hưởng đến lạm phát gây ra những biến động khó lường.

Tốc độ phát triển ổn định của các loại hình dịch vụ ẩm thực

Nhìn chung “bức tranh kinh tế” toàn cầu hiện nay vẫn mang nét ảm đạm, đìu hiu vì tốc độ tăng trưởng của hầu hết các ngành hàng đang phải chịu nhiều ảnh hưởng dẫn đến tình trạng “dậm chân tại chỗ” cho đến đứng yên hay thậm chí là “tụt dốc không phanh”. Điển hình là một số các ngành nghề xoay quanh đến lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và khai khoáng đang có chiều hướng giảm sâu.

Các loại hình kinh doanh ăn uống phát triển ổn định

Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tính đến quý I/2023 giảm 0,82%, hiện đang là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm tính từ giai đoạn 2011-2023. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,37%, tiếp đến ngành khai khoáng giảm 5,6%.

Góp phần gia tăng tổng giá trị của toàn nền kinh tế Việt Nam, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản gia tăng theo tứ tự 2,43%, 3,66% và 2,68%. Trong khi đó, các lĩnh vực dịch vụ thể hiện tốc độ tăng trưởng bình ổn nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa và mở cửa kinh tế khi dịch Covid-19 được kiểm soát –  – theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Trái ngược với một số ngành hàng kinh doanh tiêu dùng và các lĩnh vực khác, thì lĩnh vực lưu trú và ăn uống đã tăng 25,98% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mô hình kinh doanh dịch vụ ẩm thực bao gồm nhà hàng, quán cà phê vẫn đang trong trạng thái phát triển ổn định và có đóng góp vào mức tăng trưởng trong nền kinh tế Việt Nam.

Mức chi của người tiêu dùng cho việc ăn uống có sự tăng nhẹ

Mặc dù đang phải đối mặt với các chỉ số kinh tế đang trong trạng thái “đóng băng” và tụt giảm, người tiêu dùng hiện nay vẫn giữ thói quen chi tiêu trong việc ăn uống, mua sắm và nghỉ dưỡng. 

Thói quen mua sắm của người tiêu dùng vẫn có nhu cầu tăng

Cụ thể, theo báo cáo của Payoo – ứng dụng cung cấp các dịch vụ thanh toán cho thấy, các ngành hàng ăn uống của các nhà hàng tầm trung, các chuỗi thức ăn nhanh (mức chi tiêu 150.000đ – 300.000đ/ người) có mức tăng trưởng 30% so với quý trước. Các mặt hàng cà phê, trà sữa với mức giá trung bình từ 40.000đ đến 70.000đ tăng nhẹ 5% so với quý trước.

Có thể thấy, kinh tế mặc dù có chiều hướng đi xuống nhưng các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn không bị ảnh hưởng quá nhiều. Cũng theo Payoo, với các nhà hàng cao cấp có mức chi tiêu 1 triệu đồng/người, vẫn cho thấy sự tăng trưởng ổn định, thậm chí có sự tăng nhẹ với giá trị trung bình mỗi hóa đơn đã tăng 7% so với các quý trước.

Chuyển đổi số góp phần thúc đẩy doanh thu 

Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thói quen và hành vi của người tiêu dùng cũng theo đó mà thay đổi, dần thích nghi với việc thanh toán online hơn so với thanh toán bằng tiền mặt. Chính vì vậy, các ứng dụng tích hợp QR Code nâng cấp nhiều chức năng hơn để thỏa mãn hành vi thanh toán không cần tiền mặt của người tiêu dùng

Thói quen sử dụng QR Code tiện dụng trong việc thanh toán (Ảnh: Internet)

Tốc độ phát triển của QR Code nhanh chóng và lan tỏa nhanh không chỉ có những ở nhà hàng, quán ăn thậm chí các hàng quán vỉa hè đến các gánh hàng rong cũng áp dụng thanh toán QR code. 

Có lẽ, đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành F&B. Song đó, trong tương lai họ vẫn phải chịu nhiều thách thức đòi hỏi các chủ đầu tư, kinh doanh mô hình ăn uống phải có kế hoạch thích ứng với những biến động, những rủi ro và phát sinh không thể lường trước của nền kinh tế.

tài liệu kham khảo:

https://cafebiz.vn/bat-chap-kinh-te-kho-khan-nguoi-dan-van-chiu-chi-vai-tram-nghin-den-ca-trieu-dong-cho-ca-phe-nha-hang-sang-chanh-176230417183614051.chn
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/03/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-i-nam-2023/
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/03/tong-quan-du-bao-tinh-hinh-kinh-te-the-gioi-quy-i-va-ca-nam-2023/

Bình luận

Tin cùng chuyên mục