Đời sống
Lớp học của ông bà Tư: U90 vẫn chống gậy cầm phấn, miệt mài gieo chữ cho trẻ em nghèo
Dù mái tóc đã một màu tuyet tráng, ông bà cụ ngoài 80 tuổi vẫn ngày ngày gieo con chữ cho rất nhiều trẻ em nghèo ở làng Đại học Quốc gia TP.HCM. 30 năm gõ đầu trẻ, không biết bao nhiêu viên phấn đã mòn nhưng ông bà cứ lặng thầm viết nên tương lai tươi đẹp cho những đứa trẻ thơ.

Đó là lớp học tình thương của ông Huỳnh Văn Phê (SN 1941, quê Bến Tre) và bà Huỳnh Thị Lành (SN 1939, quê Tiền Giang) tại khu phố Tân Lập, phường Đông Hòa, TP. Di An (Bình Dương). Thay vì tiếng gọi “thầy, cô” như các lớp học khác, đám trẻ lém lĩnh xưng ông Tư, gọi bà Tư vô cùng gần gũi và thân thiết.

Dạy chữ quan trọng, dạy làm người quan trọng hơn

Đúng 8h sáng, ông bà Tư chập chững bước vào cùng một lớp học với hai dãy bàn, sát vách bên phải là dãy bàn bà Tư dạy mẫu giáo và bên còn lại dành cho ông Tư dạy lớp 1. Chính vì lẽ đó, chiếc bảng đen bất đắc dĩ chia làm hai nửa mà phân nhiều ưu tiên cho những bé lớp 1 học tính toán.

Từ sáng thứ Hai đến thứ Sáu, bụi phấn cứ đều đặn rơi tại lớp học 0 đồng này, ông Tư chậm rãi chia sẻ vẻ cơ duyên thành lập lớp: “Hồi xưa lên đây công tác, ông thấy con em của công nhân vùng này không được học hành tử tế nên thường xuyên quậy phá. Chủ lò gạch mới than phiền, ông bà mới quyết định mở lớp. trước nhất là dạy chữ sau đó là dạy cho các cháu nên người”.

Năm 1994, hai phòng học được dựng bằng gỗ và ván ép cũ rồi sau đó được chính quyền địa phương hỗ trợ xây mới bằng tường gạch và mái tôn. Lúc mới mở lóp, sĩ số lên tới 130 em chia đều trong ba buổi một ngày. Học trò đa số là những em nhỏ theo cha mẹ lên TP.HCM và Bình Dương lao động chân tay, làm đủ thứ nghề như phụ hồ, lượm ve chai…


Vì những đứa trẻ ở lớp học tình thương có độ tuổi khác nhau, đa số chúng đều bước ra đời sớm để bươn chải nên việc dạy bảo, uốn nắn tụi nhỏ không hề đơn giản. Bà Tư tâm sự: “Dạy chữ coi vậy mà nó dễ lắm, cái khó là làm sao dạy dỗ cho tụi trẻ nên người, phải biết nghe lời ông bà cha mẹ và không học theo thói hư tật xấu. Tụi nó sống trong xóm lao động đầy cạm bẫy nên phải dạy để cho nó tương lai đổi đời.

Quả thực, dạy kiến thức trẻ đã khó, dạy cho những đứa trẻ kỹ năng sống và biết đối nhân xử thế trong hoàn cảnh cơ cực càng khó hơn. Nên là mỗi khi bước lên bục giảng, ông bà Tư đều vô cùng nghiêm khắc để răn dạy tụi nhỏ trở thành người tốt.

Không dám thu học phí vì sợ con em e ngại rời bỏ học

Tròn 30 năm mở lớp dạy học, ông bà Tư thấu hiểu hết những bất hạnh mà tụi nhỏ đã và đang trải qua. Không giống như những đứa trẻ đồng trang lứa khi được gia đình chăm bẵm, yêu thương, được đến trường học chữ, những đứa trẻ của lớp học ông bà Tư hầu hết phải phụ giúp gia đình mưu sinh.

Trong căn phòng nhỏ, nhìn những đứa trẻ đang i a học chữ, chốc chốc bà Tư hướng mắt về tấm bảng cũ in dòng chữ “Lớp học tình thương ấp Tân Lập”, nhìn bức tường chi chít những bức tranh đầy màu sắc trên nền sơn đã phai, bà Tư không giấu được xúc động.

“Bây giờ lớn tuổi, bà dạy hết nổi rồi”, bà Tư chỉ tay về các bạn sinh viên tình nguyện của trường ĐH Khoa học Tự nhiên: “Cũng may nhờ các bạn sinh viên hổ trợ, ông bà giờ chỉ phụ thêm để giúp tụi nhỏ có chỗ học chữ. Đứa nào cũng khó khăn, thấy thương lắm con”, giọng bà Tú nghẹn lại.

Theo bà Tư, trước đây lớp chỉ thu 15.000 đồng/bạn hàng tháng xem như tiền sách vở và tiền điện nhưng về sau, để khuyến khích các bé cũng như gia đình không còn ngại chuyện tiền nong, ông bà quyết định miễn phí. “Nói thu tiền nhưng lúc trước các bé không đóng cũng không sao, làm lúc phụ huynh không có tiền thì bà cũng cho quỵt luôn”, bà Tư cười hiền hậu.

Vừa nhặt ve chai buổi sáng về, bà Kim Chung (59 tuổi, quê Cà Mau), bà nội của em Trọng Phúc rớm nước mắt nói: “Ở đây được học miễn phí, bà cảm ơn ông bà Tư nhiều lắm vì đã giúp cho những đứa trẻ nghèo không có điều kiện có cơ hội biết chữ. Nên là dù có đi bộ xa bao nhiêu bà cũng ráng đưa cháu tới lớp học.

Theo gia dình lên thành phố mưu sinh, Cầm Tiên (quê miền Tây Nam Bo) e then: “Em da 12 tuổi rổi mà vẫn còn học lop 1, em sẽ ráng học lên cao nữa”. Cô bé ngây tho bong dung ủ rũ, rổi nói: “Chắc có lê tới 18 tuổi, gia đình sẽ cho em lay chong som hoặc lay chồng nưoc ngoài”. Đôi mắt của Tiên ánh lên niem hy vong, cô bé lac quan: “Nhưng không sao hết, ông bà Tư luôn day cho chúng em ve sự kiên trì và nghị luc trong cuộc sống, em sẽ mạnh mẽ hơn để làm chỗ dựa cho gia dinh nho của mình”.

Có lẽ tuổi thơ bất hạnh, thiếu thốn đi tình yêu thương, chăm sóc của những người thân, nên so với những đứa trẻ khác, tụi nhỏ ở lớp học ông bà Tư bề ngoài có phần gai góc, nghịch ngợm hơn. Hiểu được sự khó khăn của tụi nhỏ trên hành trình tìm đến con chữ, ngoài việc dạy kiến thức, ông bà Tư xem tụi nhỏ như con cháu trong nhà, luôn dành những tình cảm đặc biệt, những vòng tay ấm áp đe tụi nhỏ có thêm động lực để cố gắng, vươn lên trong cuộc sống.

Hiện dù lớp đã thu nhỏ nhưng vẫn còn khoảng 25 học sinh theo học, em nào muốn tiếp tục học lên lớp 5 sẽ được ông bà Tư hỗ trợ đưa ra học trường tiểu học công lập gần lớp. Nói về số lượng học trò đã đến lớp, ông Tư tự hào cho biết có khoảng 2.000 bạn nhỏ đã theo học tại đây, một số bạn khi rời lớp học tình thương đã học lên cao nữa và tốt nghiệp cử nhân.

Có lẽ với ông bà Tư, trong hành trình 30 năm qua, việc nhìn những đứa trẻ từ không biết đọc, biết viết rồi thành biết chữ, trở thành người tốt là điều mà ông bà cảm thấy hạnh phúc nhất. “Lớp học tình thương ấp Tân Lập” cũng là minh chứng giản đơn cho lòng yêu thương, bao dung và vị tha của ông bà Tư đối với những mảnh đời cơ cực.

Mong rằng những chuỗi ngày sắp tới, ông bà Tư vẫn có thật nhiều sức khỏe, cùng với các tình nguyện viên sẽ chắp cánh ước mơ biết đọc, biết viết, biết trở thành người tốt của rất nhiều em nhỏ kém may mắn, không được cắp sách đến trường.

Cảm ơn ông bà Tư vì đã kiên trì và nhẫn nại suốt 30 năm qua để duy trì lớp học của tình thương, của sự hạnh phúc!

Nguồn: https://eva.vn/doi-song-xa-hoi/lop-hoc-cua-ong-ba-tu-u90-van-chong-gay-cam-phan-miet-mai-gieo-chu-cho-tre-em-ngheo-c334a591529.html


Bình luận

Tin cùng chuyên mục