Đời sống
Vấn nạn nhạc chế trên mạng xã hội: Cần gióng lên hồi chuông cảnh báo
Cùng với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, nhạc chế ngày biến tướng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức giới trẻ.

Nhạc chế đã tồn tại từ rất lâu, đi cùng với sự phát triển của âm nhạc. Nó xuất hiện và tồn tại trước khi TikTok ra đời và thịnh hành như ngày hôm nay. Nhạc chế là một “biến tướng nhạc”, khi người ta cố tình viết lại lời dựa trên bài hát có sẵn. Những lời bài hát này có thể tích cực, có thể vui vẻ hài hước. Nhưng nhiều khi trở nên xấu xí, thô kệch bởi những câu từ văng tục, dung tục, nhảm nhí.

Nhiều người “chế nhạc” cho rằng đây là hành động sáng tạo. Nhưng trên thực tế, đây là hành vì đạo nhạc, ăn cắp chất xám của người khác. Khi tự tiện sử dụng bài hát của ca sĩ, nhạc sĩ mà không xin phép. 

Cũng không thể phủ nhận, có nhiều bài hát được sáng tạo lại lời bài hát với mục đích cụ thể và tích cực. Thông thường, những bài hát này đều được sự đồng ý của chủ sở hữu các bài hát đó. Tuy nhiên hiện nay, đầy rẫy những video nhạc chế nhảm nhí, dung tục xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội Facebook, các kênh chia sẻ video trực tuyến như Youtube.

Hơn 74 triệu kết quả tìm kiếm cho từ khóa “Nhạc chế”. Ảnh chụp màn hình. 

Mạng xã hội ngày càng phát triển, sự ra đời của nền tảng chia sẻ video TikTok là bước nhảy vọt cho sự sáng tạo nội dung trực tuyến. Điều này cũng kéo theo những biến tướng âm nhạc xuất hiện ngày càng nhiều và tăng mức độ truyền tải và phủ sóng đến người xem.

Bên cạnh việc chế lại những lời bài hát, thì hiện nay nhiều người tự xưng là “nhà sáng tạo nội dung” còn xuyên tạc những câu chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử, tác phẩm văn học,… để “tạo trend”. Những bài hát chế này khi đến với người trẻ hay trẻ em thì vô cùng nguy hiểm. Nhiều người nghe “bắt tai”, “thú vị” mà cứ ngẫm theo những lời hát chế đó. Vô tư hát, vô tư lan truyền mà không hiểu rõ thật sự vấn đề. Những câu văng tục, chửi thề, dung tục, nhãm nhí đi sâu vào tiềm thức đi vào trong những câu cửa miệng. Từ đó làm ngôn ngữ Việt Nam vốn rất trong sáng trở nên xấu đi.

Gần đây nhất có thể kể đến bài thơ Lượm của Tố Hữu. Ai trong chúng ta đều biết và nhớ nhân vật chú bé liên lạc Lượm đã oai hùng, quả cảm như thế nào. Thế nhưng 2see đã viết lời bài rap của mình và được remix bởi DJ FWIN về nhân vật Lượm như sau: 

“Chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, cái đầu cắt moi / Gió đưa cành trúc thật ‘Prada’ / Trên mạng đang hot trend gì vậy ta / Họa hổ họa bì gian nan họa cốt / Tiên nhân tri diện đường Nguyễn Tri Phương / Cười người hôm trước hôm sau người cười / Trăm nghe không bằng mắt sáng 10/10 / Muốn sang đây được phải bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ phải tốn tiền nhiều”. 

Bài rap nhanh chóng được lan truyền chóng mặt. Nhiều người đã sử dụng bài rap này để quay các clip “bắt trend”, vô tư chia sẻ trên TikTok. Thậm chí những cô cậu học sinh thản nhiên dùng bài rap này với những tạo hình dung tục và không đúng chuẩn mực. Bài rap này ra đời cho thấy nhận thức của người sáng tác rất yếu. Đồng thời những người sử dụng bài rap này để chia sẻ cũng nên xem xét và suy nghĩ về ca từ thật kỹ trước khi lan truyền nó.

Bài rap lan truyền với tố độ chóng mặt. Ảnh: Internet
Những video được quay đầy phản cảm bởi những cô cậu học sinh. Ảnh: Internet

Vấn nạn chế lời bài hát còn xuất hiện ở những nghệ sĩ Việt. Khi họ là người có sức ảnh hưởng và những điều họ nói rất dễ để tiếp cận đến khán giả. Nhất là trẻ em và người trẻ. Trước đó, trong một chương trình truyền hình, diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm đã vô tư hát nhạc chế về bộ phim hoạt hình Doraemon. Tuy nhiên, bài hát hoàn toàn không đúng với nội dung phim:

“Má Xeko thì nghèo, má Chaien thì giàu còn Nobita luôn ăn hiếp bạn bè. Nobita thầm yêu Xuka, hái hoa hồng tặng cho Chaien. Nếu Chaien bằng lòng lấy Nobita làm chồng, thì Nobito chào đời”.

Lê Dương Bảo Lâm vô tư thể hiện nội dung bài nhạc chế Doraemon bị sai lệch. Ảnh: Internet

Thiết nghĩ, trước vấn nạn chế nhạc đầy độc hại như vậy, chúng ta cần có những hạnh động cụ thể và quyết liệt hơn. Không theo dõi, chia sẻ về nội dung đó trước bất kỳ hình thức nào. Ngăn chặn, giáo dục và hướng dẫn trẻ em không tiếp cận với những nội dung xấu và không phù hợp với lứa tuổi.


Từ khóa

Bình luận

Tin cùng chuyên mục