Phim
Disney và Pixar đã lấy đi nước mắt khán giả qua những cảnh phim nào?
Walt Disney và Pixar đã lấy đi nước mắt của biết bao thế hệ khán giả bởi tính nhân sinh, giáo dục và triết lý sống.

Ở những bộ phim của Walt Disney và Pixar, chúng ta hoàn toàn rất dễ để bắt gặp sự dâng trào trong cảm xúc của chính mình, những tràng cười sảng khoái, hay phải oà lên vì cách xây dựng hình tượng nhân vật quá đẹp, và cũng không thiếu đi những cảnh quay xúc động đến bật khóc, khiến cho khán giả ám ảnh đến khi trưởng thành. Chính vì thế, Pixar và Disney đã trở thành một miền ký ức, một tuổi thơ vô cùng đẹp của tất cả khán giả trên thế giới.

“Do you want to build a snowman?” – Frozen 1

3 nhân vật Elsa – Olaf – Anna trong Frozen (Nguồn: Google)

Frozen (Nữ Hoàng Băng Giá) của Disney là bộ phim nổi tiếng và thu hút trẻ em nhất đến thời điểm hiện tại. Walt Disney đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng với những chi tiết đặc trưng như màu sắc, đạo cụ và tính cách nhân vật. Đến hiện tại, khi nhắc đến Elsa, các em nhỏ đều có thể hình dung ra một nữ hoàng với chiếc đầm xanh, 1 người tuyết Olaf kháu khỉnh, hài hước và chân thành, 1 Anna cá tính, bốc đồng và ương bướng…

“Do you want to build a snowman” – Frozen 1 (Nguồn: Google)

Vì biết bản thân sở hữu sức mạnh có thể khiến mọi thứ đóng băng và suýt làm mất mạng của Anna – em gái của Elsa, Elsa quyết định nhốt mình trong phòng để không gặp Anna thêm lần nào nữa. Bài hát “Do You Want To Build A Snowman” được công chúa Anna nghêu ngao trong suốt hành trình lớn lên của hai chị em, với niềm mong mỏi được gặp mặt và chơi đùa với chị gái như ngày xưa.

Take Riley to the Moon for me, okay?”- Inside Out (Những mảnh ghép cảm xúc)

10 khoảnh khắc mà phim hoạt hình Disney khiến khán giả khóc hết nước mắt - Ảnh 7.
BingBong và Riley trong những năm tháng tuổi thơ (Nguồn: Googke)

Bộ phim Inside Out (Những Mảnh Ghép Cảm Xúc) của Pixar xuất sắc giành Tượng vàng Oscar năm 2016 kể về chuyến phiêu lưu trong vùng đất ký ức của cô bé Riley. Các nhân vật ở trung tâm điều khiển đại diện cho những cung bậc cảm xúc mà hằng ngày Riley gặp phải: Buồn, vui, sợ hãi, tức giận,..Bên cạnh đó, nhân vật Bing Bong là người bạn tưởng tượng của Riley, hội tụ tất cả những điều tuyệt vời của một người bạn tưởng tượng: cùng Riley tạo nên những kỷ niệm vui, điên khùng mà chỉ cả 2 mới biết, BingBong còn sở hữu một chiếc tên lửa cà tàng phát bằng tiếng nhạc có thể đưa Riley lên Mặt Trăng. 

“Take Riley to the Moon for me, okay” (Nguồn: Google)

Theo thời gian, Bing Bong dần bị lãng quên vì sự trưởng thành của Riley, từ đó lưu lạc trong khu “Ký ức dài hạn” của cô bé. Tuy nhiên, sự hồn nhiên, chân thành vô tư của BingBong là thứ đã lấy đi nước mắt của khán giả khi đến giây phút cảm xúc Riley bình ổn lại và thích ứng với cuộc sống mới cũng là lúc BingBong biến mất, trong giây phút tạm biệt Joy, BingBong vẫn nhờ Joy đưa Riley lên mặt Trăng qua lời thoại “Take Riley to the Moon for me, okay” khiến cho người xem ám ảnh và khóc nấc lên như thể chính bản thân mình vừa mất đi một ký ức viễn vông đẹp đẽ, chân thành nhất của tuổi thơ mà mãi mãi về sau không thể tìm lại được.

Cái chết của Mufasa trong The Lion King

10 khoảnh khắc mà phim hoạt hình Disney khiến khán giả khóc hết nước mắt - Ảnh 12.
Cái chết của vua sư tử Mufasa (Nguồn: Google)

The Lion King (Vua Sư Tử) đã mang đến cho khán giả những bài học đắt giá về cách chúng ta đối diện với biến cố, nỗi đau và sự tổn thương. Trong Lion king, phân cảnh nặng nề và ám ảnh nhất có lẽ chính là cái chết của Vua Sư Tử Mufasa. Disney đã vẽ lên hình tượng Mufasa – một vị vua, một người cha vô cùng tuyệt vời, luôn biết cách yêu thương bảo vệ muôn loài và con trai mình. 

Đúng như những gì Disney từng nói, ông luôn phơi ra 2 mặt tối và sáng của xã hội trong phim của mình. Và lần này, để phản ánh cho sự bạc bẽo, khắc nghiệt của xã hội lúc bấy giờ thì Disney đã lồng vào chi tiết Simba – con trai Mufasa tìm thấy xác của cha mình, lay ông thức giấc chỉ để khắc hoạ lại sự khốc liệt trong xã hội một cách rõ nét nhất. Chính vì thế, chỉ cần nhắc đến phân đoạn mà vua sư tử nằm xuống, khán giả sẽ vẫn bồi hồi và ám ảnh như lần đầu.

“The final deadth” – COCO

COCO – Hội ngộ diệu kỳ (Nguồn: Google)

COCO là một bộ phim nói về tình cảm gia đình, về sự tồn tại của những người thân đã mất trong thế giới của riêng họ, Pixar đã mượn hình ảnh của cậu bé Miguel – đứa cháu nhỏ trong gia đình có truyền thống Âm nhạc để làm rõ nét hơn sự quan trọng của tình cảm gia đình. Trong phim, cậu bé Miguel luôn mang trong mình nỗi tò mò, muốn khám giá những giá trị âm nhạc mà ông cụ cố mình –  Hector đã để lại. 

COCO – Hội ngộ diệu kỳ (Nguồn: Google)

Qua chuyến phiêu lưu thế giới người chết của Miguel, chúng ta hiểu hơn về văn hoá của người dân Mexico trong ngày “Lễ hội người chết” cũng như những phong tục, tập quán mà họ đã và đang giữ để người thân đã mất có thể cảm nhận rằng gia đình vẫn nhớ đến họ. 

COCO – Hội ngộ diệu kỳ (Nguồn: Google)

Câu thoại “Nếu như người sống không còn ai nhớ đến chúng tôi nữa, chúng tôi sẽ biến mất, chúng tôi gọi đó là cái chết sau cùng”  đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả, như một lời nhắn nhủ rằng Ông, bà, cha, mẹ chúng ta vẫn đang ở đâu đó trên thế giới này, chỉ cần chúng ta vẫn luôn nhớ về họ, họ vẫn sẽ luôn tồn tại để ngắm nhìn và dõi theo cuộc sống của chúng ta – những đứa con, đứa cháu đã mất đi một phần tuổi thơ của chính mình. 



Bình luận

Tin cùng chuyên mục