Phim
Inside Out đã thay đổi cách chúng ta đối mặt với hoàn cảnh như thế nào ?
Inside Out là một bộ phim hoạt hình do Pixar sản xuất, kể về những cung bậc cảm xúc của cô bé Rily, mang đến những bài học vô cùng đắt giá.

Nhắc đến Inside Out là nhắc đến bộ phim hoạt hình đa sắc màu đại diện cho những cảm xúc của một người. Bộ phim khắc họa lại cách mà những cảm xúc hoạt động, dạy chúng ta những bài học về việc lựa chọn cảm xúc để đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống.

Cách chúng ta đối mặt với hoàn cảnh rất quan trọng

Cách chúng ta đối mặt với hoàn cảnh rất quan trọng (Nguồn: Google)

Khoảnh khắc Riley làm quen với ngôi nhà mới với không gian u uất đầy bụi, mạng nhện giăng đầy, khi Reiley chuẩn bị có những cảm xúc tiêu cực thì ngay lập tức, Joy (Vui Vẻ) đã nhanh chóng kéo Riley ra khỏi nguồn năng lượng tiêu cực, thay vì ủ rũ thì Riley liền với cây gậy hockey và lôi kéo bố mẹ cùng tham gia trò chơi. Nếu không có Joy (vui vẻ) thì buổi làm quen nhà mới này đã sớm trở thành một ký ức buồn. 

Sự vô tâm giết dần tâm hồn chúng ta

Sự vô tâm giết dần tâm hồn chúng ta (Nguồn: Google)

Khi tâm lý của Riley đang có dấu hiệu tiêu cực trên bàn ăn, bố cô đã dửng dưng thay vì an ủi cô bé như mong đợi của vợ mình (mẹ Riley). Có thể thấy, việc tinh ý nhận ra cảm xúc của người khác đang có vấn đề sẽ rất khó đối với những người như bố Riley, nhìn thoáng qua có thể chỉ là một sự phớt lờ nhưng đâu đó, bố Riley đã vô tình khiến cho trái tim của con gái mình trở nên vụn vỡ. 

Sẽ không có một điều gì bằng sự quan tâm đúng lúc khi ai đó đang rơi vào hố sâu tiêu cực của cuộc sống. Thế nên, dù ở trong vai trò nào, hãy luôn quan sát, nghĩ và để ý đến cảm xúc của mọi người xung quanh trước khi họ tự khiến bản thân mình vụn vỡ vì bị phớt lờ. 

Dù là ai, bạn cũng cần được lắng nghe 

Dù là ai, bạn cũng cần được lắng nghe (Nguồn: Google)

Chi tiết Bing Bong ủ rũ khi thấy cỗ xe yêu thích bị cho vào “thùng rác” trong não bộ Riley. Joy (vui vẻ) đã cố gắng khiến BingBong vui lên. Tuy nhiên khi Sadness (Buồn)lắng nghe, động viên, Bing Bong đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều. 

Tất cả chúng ta đều có nhu cầu được lắng nghe, dù có tích cực như thế nào thì khi được bày tỏ những góc khuất trong cảm xúc, trong tâm hồn thì có lẽ sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc che đậy và gồng mình hạnh phúc. 

Nỗi buồn là tiền đề giúp niềm vui nhân đôi giá trị

Nỗi buồn là tiền đề giúp niềm vui nhân đôi giá trị (Nguồn: Google)

Từ đầu đến cuối, Joy (vui vẻ) luôn cho rằng mình quan trọng nhất đối với cuộc đời của Riley, làm mọi cách để ưu tiên niềm vui của cô bé. Tuy nhiên, ở đoạn cuối của bộ phim, Joy (vui vẻ) đã nhận ra được vai trò của Sadness, trao cho Sadness quyền điều khiển tâm trạng Riley để giúp Riley cân bằng được cảm xúc trong cuộc sống của chính mình.

Nỗi buồn là tiền đề giúp niềm vui nhân đôi giá trị, nếu chúng ta không trãi qua những biến cố, không ủ rũ, không buồn bã, chúng ta sẽ không bao giờ cảm nhận được niềm vui thật sự là như thế nào. Nếu trong suốt hành trình trưởng thành và đối mặt với những biến cố, chúng ta cứ gồng mình để vui thì khi ấy, thứ năng lượng mà chúng ta đang vui chính là năng lượng tích cực độc hại. 

Inside Out đã đến và mang khán giả đi vào vùng ký ức đa sắc màu của cô bé Riley, giúp cho chúng ta hiểu hơn rất nhiều về sự quan trong của việc cân bằng cảm xúc, của một tình bạn chân thành, của việc tôn trọng điểm mạnh, điểm yếu của người khác. Những ảnh ghép cảm xúc kết thúc với hình ảnh người bạn BingBong dần biến mất theo làn khói mà vẫn nhờ Joy đưa Riley lên mặt Trăng như lời hứa trong ký ức tuổi thơ cho chúng ta thấy được sự chân thành, vô tư và không toan tính sẽ đổi lấy một tình bạn thực sự. 


Bình luận

Tin cùng chuyên mục