Sao
Luật sư cho rằng cáo buộc Tinh Hoa Bắc Bộ là vở diễn đạo nhái của Hội nghệ sĩ Việt Nam là không có cơ sở
Luật sư đã có những chia sẻ liên quan đến vụ việc.

Mới đây, vụ kiện cáo liên quan đến Công ty Tuần Châu Hà Nội và Đạo diễn Việt Tú đã diễn ra buổi sơ thẩm xét xử  tranh chấp “Quyền sở hữu trí tuệ” vờ diễn thực cảnh Tinh Hoa Bắc Bộ. Phiên tòa diễn ra hơn 5 giờ đồng hồ mà chưa có phán quyết cuối cùng, sẽ nghị án kéo dài và tuyên án vào sáng 20.3, do còn nhiều tranh chấp chưa được làm rõ.

Điều đáng nói, cũng chính trong buổi xét xử này, phía đại diện của đạo diễn Việt Tú đã đưa ra một văn bản do Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam kết luật Tinh Hoa Bắc Bộ là vở diễn đạo nhái, hay còn gọi là vở diễn phái sinh trong khi tòa chưa có kết luận cuối cùng. Động thái này của Đạo diễn Việt Tú khiến dư luận hoang mang, thực hư Hội Nghệ sĩ Việt Nam có đủ thẩm quyền để kết luật vấn đề như vậy không chỉ có những người có chuyên môn mới có thể nắm được. Luật sư Phan Vũ Tuân – Phó chủ tịch hội sở hữu trí tuệ TP. HCM đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.

Đạo diễn Việt Tú có mặt tại phiên tòa vào ngày 14/3 vừa qua.

Ông cho biết: “Đối với quy định của pháp luật về quyền tác giả thì tác phẩm phái sinh là một loại hình tác phẩm đặc biệt. Hãy tưởng tượng khi có một người đọc cuốn truyện hay, họ mong muốn truyền tải nội dung thông điệp đó đến với những người không ham mê đọc sách. Trong trường hợp như vậy người ta sẽ dựng lên 1 bộ phim, bộ phim đó được gọi là tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm phái sinh phải được tồn tại dựa trên tác phẩm gốc và phản ánh tác phẩm gốc dưới một góc nhìn của người thực hiện tiếp tục tác phẩm phái sinh đó. Ngoài ra, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải thì đều được gọi là tác phẩm phái sinh. Điều này được pháp luật quy định rất rõ ràng ở khoản 9 điều 4 luật sở hữu trí tuệ. Tác phẩm phái sinh bắt buộc phải thuộc một trong các loại hình được liệt kê ở trong khoản 9 điều 14 luật sở hữu trí tuệ.

Mình có một số nguyên tắc cần đảm bảo rằng tác phẩm phái sinh phải được xây dựng dựa trên tác phẩm gốc và nó được bảo hộ khi mà tác phẩm phái sinh đó đã xin phép chủ sở hữu tác phẩm gốc, không gây phương hại đến tác phẩm gốc. Không phải tác phẩm nào cũng được coi là tác phẩm phái sinh.”

Luật sư cũng trả lời về vấn đề Tinh Hoa Bắc Bộ có phải là một tác phẩm tái sinh hay không: ” Lấy ví dụ về bài thơ Quê Hương của tác giả Tế Hanh và sau đó là bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Nội dung đều nói về tình yêu quê hương đất nước, về xóm chài, về nghề đánh cá, về biển khơi, cả 2 bài này cùng một mô tuýp. Đều là cảm xúc của tác giả khi thấy những quang cảnh của quê hương như đoàn thuyền ra khơi, mặt trời mọc, mặt trời lặn, những cảm xúc này khá rõ ràng nhưng cũng khá giống nhau nhưng điều đó không khẳng định được rằng bài thờ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là tác phẩm phái sinh của tác phẩm Quê Hương – Tế Hanh. Thế nên trong trường hợp này, việc ý tưởng, bối cảnh, cảm xúc giống nhau không sai nhưng nếu anh sao chép thì nó là hành vi sao chép còn nếu anh dùng tác phẩm gốc để làm nền tảng cho tác phẩm sau với sự đồng ý của tác giả trong trường hợp đó sẽ gọi là tác phẩm phái sinh.

Vở diễn Tinh Hoa Bắc Bộ được các cơ quan trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Trả lời về văn bản của Hội Nghệ Sĩ Sân Khấu Việt Nam gửi cho tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, có khẳng định Tinh Hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh của tác phẩm Ngày xưa luật sư chia sẻ: Công văn đó tôi nghe thông tin trên báo chí và facebook thì được biết rằng công văn cũng không có con dấu. Chúng ta quay trở lại như thế nào là tác phẩm phái sinh. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được quy định tại khoản 9 điều 4 luật sở hữu trí tuệ và phải đảm bảo tuân thủ nguyên tác của khoản 2 điều 14 luật SHTT cùng nguyên tắc là không gây phương hại đến tác phẩm gốc, được xây dựng từ tác phẩm gốc, phản ánh tác phẩm gốc thì rõ ràng Tinh Hoa Bắc Bộ không phải là phái sinh của tác phẩm trước. Đây là một sự hiểu lầm, có thể các bên đang mong muốn nói rằng 2 tác phẩm này giống nhau và từ sự giống nhau họ lại giải thích rằng đây là tác phẩm phái sinh. Quy chụp như vậy đã gây ra một hậu quả lớn.

Tất cả các tổ chức xã hội nghề nghiệp là những tổ chức phi chính phủ và không có năng lực đánh giá những vấn đề không thuộc thẩm quyền của họ. Đơn vị nghệ thuật thì đánh giá về nghệ thuật chứ không thể đánh giá về pháp lý được. Quy định khoảng 1 điều 2 thông tư số 15 – 2012 của Bộ Văn hoa Thể thao và Du lịch hướng dẫn về hoạt động giám định quyền tác giả và quyền liên quan, “để thực hiện được chức năng giám định thì đòi hỏi các tổ chức cá nhân phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại điều 3 và điều 9 của thông tư này”, ở VN tới thời điểm hiện tại chỉ có 4 người có quyền giám định, và 4 người này không thuộc hội Nghệ sỹ sân khấu VN.”

Ông cũng cho biết thêm: “Tôi nghĩ rằng các nghệ sỹ đã cố gắng đánh giá về tính nghệ thuật của tác phẩm và có thể trong một góc nhìn nào đó bị nhầm lẫn khi đánh giá về nghệ thuật thì họ lại tiện tay đánh giá luôn về mặt pháp lý. Chắc chắn tòa sẽ không thừa nhận một kết luận giám định của 1 cơ quan không có chức năng giám định.”

Còn về hành động có phần công kích đến Đạo diễn Hoàng Nhật Nam, ông Vũ Tuân cũng chia sẻ: “Tôi có lời khuyên cho những người bên ngoài là không nên có sự bức xúc quá mức đưa ra những nhận định cùng lời miệt thị không đúng đắn vì từ ngày 1/1/2019 thì luật An ninh mạng đã có hiệu lực, chúng ta chịu trách nhiệm hoàn toàn với những gì chúng ta phát ngôn trên mạng đặc biệt là những phát ngôn miệt thị, gây thiệt hại đến danh dự, uy tín của người khác.

Chúng ta càng xúc phạm danh dự nhân phẩm những người có tiếng tăm thì thiệt hại mà chúng ta nhận về sẽ càng lớn hơn. Người xúc phạm, miệt thì sẽ nhận phải những thiệt hại lớn cho chính mình khi bị kiện ra tòa.”

 

Topsao

 


Bình luận

Tin cùng chuyên mục