Sao
“Mắt chữ a mồm chữ o” trước màn hóa trang tuyệt đỉnh của các ngôi sao Hollywood
Để có được tạo hình nhân vật giống như nguyên tác, nhiều nghệ sĩ đã không ngại tăng cân, giảm ký và bỏ hàng trăm giờ đồng hồ để hóa trang.

Không chỉ diễn viên, đạo diễn và biên kịch đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bộ phim mà còn có vai trò của các bậc thầy hóa trang tuyệt vời. Vì sao ư? Hãy cùng Topsao điểm qua sự biến đổi thần kỳ của các diễn viên trong loạt ảnh sau nhé!

Dustin Hoffman trong Hook – Gặp lại dưới biển, 1991: Bộ phim là một hit tuyệt vời vào thời đại của nó khi mà những đạo cụ hóa trang còn rất thô sơ và có thể tìm mua dễ dàng trên internet.

Danny DeVito trong Batman Returns – Người nhện trở về, 1992: Khi vào vai phản diện Chim Cánh Cụt trong phim Batman Returns, Danny DeVito thậm chí không được tiết lộ gì về tạo hình của nhân vật này với gia đình mình để đảm bảo tạo ra bất ngờ cho tới phút chót

Robert de Niro trong Frankenstein – Quái vật, 1994: Thật khó để nhận ra nam diễn viên đẹp trai Robert De Niro trong tạo hình của Frankenstein. Anh vào vai diễn này với sự hỗ trợ của một đội quân trang điểm và bộ phim đã được đề cử giải Oscar cho hạng mục hóa trang xuất sắc nhất.

John Leguizamo trong Spawn – Kẻ bán linh hồn cho địa ngục, 1997: Leguizamo đã phải mất rất nhiều thời gian trên chiếc ghế trang điểm và anh đã thề với chính mình rằng anh sẽ không bao giờ nhận một vai phải hóa trang cầu kì như vậy nữa. Tuy nhiên, sau đó anh lại tiếp tục có một tạo hình cầu kì không kém trong bộ phim ABC Arabian Nights.

Helena Bonham Carter trong Planet of the Apes – Hành tinh khỉ, 2001: Bạn có thể nhận ra Helena đằng sau lớp trang điểm này không? Với tạo hình xuất sắc, bộ phim năm 1968 của Tim Burton đã được làm lại với một màu sắc hoàn toàn mới mẻ.

Ralph Fiennes vai chúa tể Voldemort trong series Harry Potter, 2001: Vẻ ngoài tuyệt vời của chúa tể Voldemort, kẻ-mà-ai-cũng-biêt-là-ai-đấy được tạo ra bởi nghệ sĩ trang điểm Mark Coulier 2 lần đoạt giải Oscar.

Meryl Streep trong Angels in America, 2003: Thật khó để nhận ra đây là Meryl Streep! Và còn kinh ngạc hơn là cô đã vào cùng lúc 4 vai diễn Hannah Pitt, Ethel Rosenberg, vai con thỏ và nàng tiên.

Charlize Theron trong Monster – Quái vật, 2003: Tạo hình này là sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật hóa trang và sự hy sinh của nữ diễn viên Charlize Theron. Cô ngừng tập thể dục và ăn uống lành mạnh để tăng cân cho vai diễn. Ngoài ra trên sân khấu, cô còn phải mang răng giả.

John Travolta trong Hairspray – Cuộc thi hoa hậu tóc, 2007: Nam diễn viên John Travolta đã rất đắn đo trong vòng 14 tháng trước khi đồng ý vào vai Edna Turnblad. Trên phim trường, anh phải dành 5 giờ mỗi ngày nhét mình vào bộ body suit nặng hơn 13,5kg.

Brad Pitt trong The Curious Case of Benjamin Button – Dị nhân Benjamin, 2008: Chẳng ai có thể nhận ra được người đàn ông hào hoa lãng tử Brad Pitt trong tạo hình già nua này nữa cả. Và phải nói đây là tác phẩm nghệ thuật để đời của chuyên gia hóa trang Greg Cannom.

Jared Leto trong Dallas Buyers Club – Căn bệnh thế kỷ, 2013: Chuyên gia hóa trang của Jared Leto đã dành nhiều thời gian nói chuyện và nghiên cứu với các bác sĩ chuyên về AIDS để hình dung và tạo ra khuôn mặt của người nhiễm bệnh này. Phần khó nhất trong hóa trang là hightlight, đánh khối và tạo những vết thương đặc thù.

Tilda Swinton trong The Grand Budapest Hotel – Khách sạn đế vương, 2014: Để hóa thân thành Madame D., Tilda Swinton đã dành 5 giờ đồng hồ để ngồi lên ghế trang điểm và tiếp tục mất 5 giờ đồng hồ để gỡ lớp hóa trang xuống.

Richard Brake trong Game of Thrones – Trò chơi vương quyền, 2014: Bộ phim Game of Thrones đến nay đã cho thấy được sự thành công còn hơn cả mong đợi của nó. Trong sự thành công đó, không thể không kể đến vai trò của các chuyên gia hóa trang. Bằng chứng là tạo hình tuyệt vời của dàn diễn viên mà nổi bật nhất là Richard Brake.

Jacob Tremblay trong Wonder – Điều kỳ diệu, 2017: Jacob nói rằng cậu phải mất 2 giờ để trang điểm và gắn bộ phận giả vào mặt để vào vai diễn Auggie Pullman. Cậu cũng có kết bạn với những người có khuôn mặt kì dị, biến dạng và điều này giúp Jacob hiểu rõ hơn nhân vật của mình.

Gary Oldman trong Darkest Hour – Thời khắc đen tối, 2017: Gary Oldman chia sẻ trong suốt bộ phim Darkest Hour, anh đã phải dành tới 200 tiếng đồng hồ trên ghế hóa trang và đeo thêm khối lượng bằng phân nửa cân nặng của anh để có được dáng hình mập mạp của Winston Churchill. Và người giúp anh có lớp hóa trang giống Churchill như đúc này là Kazuhiro Tsuji, chuyên gia hóa trang người Nhật giành hai đề cử Oscar với Click và Norbit, đồng thời từng làm việc trong êkíp phim The Curious Case of Benjamin Button.

Theo TCNĐ


Bình luận

Tin cùng chuyên mục