Người nổi tiếng
Stephen Hawking: Từ bệnh nhân xơ cứng đến huyền thoại vật lí thế giới
Hơn 50 năm cuộc đời truy tìm những bí ẩn của vũ trụ cũng là chuỗi tháng ngày thiên tài Stephen Hawking sống chung với căn bệnh hiểm nghèo xơ cứng teo cơ ALS.

Cách đây mấy tiếng đồng hồ, nhiều đầu báo lớn trên thế giới đồng loạt đưa tin nhà vật lý thiên tài người Anh Stephen Hawking đã qua đời ở tuổi 76 tại nhà riêng của ông ở Cambridge, nước Anh. Đây thực sự là một tổn thất nặng nề cho nhiều ngành, trong đó có vật lý lý thuyết, vũ trụ học lý thuyết,…

Giáo sư Stephen Hawking (trái) cùng em gái Mary.

Stephen (bên trái) cùng em gái Mary và Phillipa.

Không có thành tích học quá xuất sắc nhưng Stephen lại tỏ ra đặc biệt nổi trội trong lĩnh vực khoa học. Điều này thể hiện ở việc ông ghi danh vào trường Oxford khi mới 17 tuổi. Sau đó, Stephen tiếp tục gây chú ý khi đạt giải nhất trong 1 bài thi phân hạng và theo đuổi chương trình tiến sĩ tại Cambridge – Trường đại học hàng đầu nước Anh.

Giáo sư Stephen Hawking nhận bằng cử nhân tại trường Oxford.

Giáo sư Stephen chụp hình cùng Jane trước khi nghe tin bị mắc bệnh ALS.

Tuy nhiên đúng lúc này, bão tố ập đến. Stephen Hawking được chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ và chỉ có thể sống thêm 2 năm.
Đây là một cú sốc kinh hoàng đối với một chàng trai trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa theo đuổi hoài bão, khao khát thành công. Stephen đã phải vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo và chỉ còn da bọc xương. Thậm chí căn bệnh khiến ông mất đi giọng nói và buộc phải sử dụng một dụng cụ hỗ trợ.

Nếu là một ai khác, có thể họ đã bị nghịch cảnh quật ngã hoàn toàn. Nhưng Stephen thì không!

Stephen Hawking – Tình yêu khoa học vĩnh cửu

Tình yêu khoa học đã cứu rỗi cuộc đời trắc trở của Stephen Hawking. Nhờ khoa học, ông dần dần lấy lại nghị lực và bắt đầu lao vào nghiên cứu. Năm 1966, ông đoạt giải Adams cho bài luận về “Những điểm kỳ dị và Hình học thời gian-Không gian”.

Năm 1973, Stephen chuyển về DAMTP làm trợ lý nghiên cứu và xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình cùng George Ellis về Cấu trúc Quy mô lớn của Không thời gian.

Giáo sư đi cùng người vợ đầu tiên, bà Jane và con trai đến nhận bằng danh dự tại Đại học Cambridge.

Trong những năm tiếp theo, Stephen liên tục được bầu vào các vị trí lớn như Uỷ viên Hội Hoàng gia (1974), Học giả nổi tiếng Sherman Fairchild tại Học viện Công nghệ California (1974, giảng viên về vật lý hấp dẫn tại DAMTP (1975), rồi tới Giáo sư Vật lý Hơi (1977). Sau đó ông giữ vị trí Giáo sư Toán học Lucasian (1979-2009).

Ông Hawking trao đổi cùng người trợ lý nghiên cứu Colin Williams tại Đại học Harvard vào tháng 4/1984.

Dù liệt giường nhưng Stephen Hawking vẫn không ngừng nghiên cứu về các luật cơ bản điều khiển vũ trụ. Cùng với Roger Penrose, ông đã chỉ ra rằng thuyết tương đối tổng quát của Einstein bao gồm không gian và thời gian sẽ có một khởi đầu trong Big Bang và chấm dứt tại lỗ đen (1970).

Những kết quả này chỉ ra rằng cần phải thống nhất thuyết tương đối rộng với lý thuyết lượng tử, một trong những sự phát triển khoa học vĩ đại nửa đầu thế kỷ 20.

Ảnh chụp Giáo sư Hawking tại Đại học Cambridge năm 1985.

Đặc biệt năm 1988, Stephen xuất bản cuốn sách “Lược sử thời gian: Từ vụ nổ Big Bang đến hố đen”. Cuốn sách bán được hơn 10 triệu bản và là nguồn cảm hứng cho bộ phim tài liệu của Errol Morris.

Giáo sư Stephen có mặt trong buổi ra mắt phim “Thuyết vạn vật”, bộ phim lấy cảm hứng từ sự ra đời cuốn sách “Lược sử thời gian”.

Sự thành công, nổi tiếng của Stephen tỉ lệ thuận với mức độ tiến triển của căn bệnh ALS. Năm 2009, ông được dự đoán là rất yếu và có thể ra đi bất cứ lúc nào.

Stephen Hawking – Điều kỳ diệu có thật

Một lần nữa, ông chống chọi quyết liệt với căn bệnh nan y và dần hồi phục. Có thể nói rằng, Stephen không chỉ đem đến kỳ tích cho khoa học vũ trụ mà còn đem đến kỳ tích cho cuộc đời mình bởi phần lớn những người mắc căn bệnh xơ cứng teo cơ ALS hiếm ai sống thêm được 20 năm trong khi Stephen tiếp tục sống tới 46 năm.

Nhà vật lí tài ba Stephen đến phát biểu tại buổi lễ khai mạc thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympics) ở London năm 2012.

Ông Hawking trong một lần về thăm lại ngôi trường phổ thông của ông, trường St Albans, để nói chuyện về nguồn gốc vũ trụ.

Sau khoảng thời gian này, ông vẫn tiếp tục có nhiều cống hiến, nhiều các phát biểu đóng góp có giá trị cho nền khoa học thế giới.

Tuy mất đi ở tuổi 76 nhưng Stephen Hawking đã chứng minh cho cả thế giới thấy điều kỳ diệu là có thật. Dù bị liệt giường, không thể nói chuyện nhưng bộ não của Stephen vẫn làm việc không mệt mỏi và đóng góp những giá trị khổng lồ cho vật lí thế giới.

Trước sự ra đi của ông, cả thế giới xin nghiêng mình tri ân và tiễn biệt.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục