Phim
Điểm mặt những bộ phim đình đám được chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung
Kim Dung đã qua đời nhưng những tác phẩm mà ông để lại cho hậu thế là cả một kho tàn đồ sộ.

Xạ điêu tam bộ khúc

Nói đến phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung mà không nhắc đến “Anh hùng xạ điêu” thì quả là một thiếu sót không hề nhỏ. Lần đầu tiên được ra mắt công chúng vào năm 1976, sau hơn 40 năm, bộ phim đã được làm lại rất nhiều phiên bản khác nhau. Quen thuộc nhất đối với khán giả hiện đại vẫn là phiên bản năm 2003 với sự góp mặt của Lý Á Bằng và Châu Tấn cũng như phiên bản năm 2008 với sự thể hiện cũng rất thành công của Hồ Ca và Lâm Y Thần. Phiên bản gần đây nhất, vào năm 2017, là sự kết hợp của Dương Húc Văn và Lý Nhất Đồng không gây được nhiều tiếng vang so với các phiên bản trước.

Anh hùng xạ điêu (2003)

Anh hùng xạ điêu (2008)

Nối tiếp mạch truyện của Anh hùng xạ điêu và là cuốn thứ 2 trong bộ Xạ điêu tam bộ khúc chính là Thần điêu đại hiệp. Câu chuyện xoay quanh tình yêu của hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ giữa những cuộc chiến tang thương đẫm máu cả trên giang hồ lẫn chiến trường. Có lẽ Thần điêu đại hiệp là phần thành công nhất trong 3 bộ khi vừa được chuyển thể thành các phiên bản điện ảnh lẫn truyền hình. Hàng loạt tên tuổi và nhan sắc hàng đầu của làng giải trí Hoa ngữ như: Lý Nhược Đồng, Phạm Văn Phương, Lưu Diệp Phi cũng thu về thêm kha khá lượng người hâm mộ khắp châu Á nhờ bộ phim này.

Những nhan sắc một thời như Cổ Thiên Lạc và Lý Nhược Đồng trong Thần điêu đại hiệp.

Trần Nghiên Hy bị ném đá dữ dội vì không sở hữu nhan sắc băng thanh ngọc khiết, thanh cao thoát tục của một Tiểu Long Nữ.

Phần còn lại của Xạ điêu tam bộ khúc chính là câu chuyện tình đầy ngang trái giữa Trương Vô Kỵ và 4 cô gái. Lương Triều Vỹ, Tô Hữu Bằng, Cao Viên Viên, Giả Tịnh Văn là những cái tên đình đám đã từng gắn bó với bộ phim này.

Tô Hữu Bằng và Giả Tịnh Văn trong Ỷ thiên đồ long ký.

Thiên long bát bộ

Một tiểu thuyết võ hiệp khác cũng thành công không kém của Kim Dung chính là Thiên long bát bộ. Đây là tác phẩm viết với thời gian lâu nhất và cũng là tác phẩm dài nhất của Kim Dung (gần hai triệu chữ).

Lâm Chí Dĩnh và Lưu Diệp Phi trong Thiên long bát bộ.

Cuối năm 2004, nhà xuất bản giáo dục nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa tác phẩm Thiên long bát bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc. Thiên long bát bộ cũng đã được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều lần bởi cả các nhà sản xuất Trung Hoa đại lục và Hồng Kông.

Hồ Quân, Lâm Chính Dĩnh, Trần Hạo Dân, Lưu Đào là những tên tuổi lớn của làng điện ảnh Trung Quốc từng khiến người xem thổn thức trong từng thước phim của Thiên long bát bộ.

Tiếu ngạo giang hồ

Tiêu đề “Tiếu ngạo giang hồ” được đặt theo một bản nhạc cầm tiêu hợp tấu đóng vai trò trung tâm của tác phẩm. Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của Kim Dung bởi màu sắc cũng như bối cảnh của truyện. Ở phiên bản năm 2001, nam diễn viên Lý Á Bằng bén duyên với Kim Dung qua nhân vật Lệnh Hồ Xung của bộ phim này. Châu Nhuận Phát cùng Viên Vịnh Nghi cũng là những tên tuổi lão làng từng thủ vai trong bộ Tiếu ngạo giang hồ.

Lý Á Bằng trong Tiếu ngạo giang hồ.

Đông Phương Bất Bại Trần Kiều Ân xinh đẹp hết mức trong Tiếu ngạo giang hồ.

Lộc Đỉnh Ký

Đây là cuốn tiểu thuyết được Kim Dung tâm đắc là hay nhất trong số những tác phẩm của ông. Cuốn sách viết về Vi Tiểu Bảo, người thường được so sánh với nhân vật AQ của Lỗ Tấn bởi những tính cách đặc trưng rất Trung Quốc.

Trương Vệ Kiện và…

Huỳnh Hiểu Minh trong Lộc Đỉnh Ký.

Những cặp bài trùng như Lương Triều Vỹ và Lưu Đức Hoa hay Huỳnh Hiểu Minh và Chung Hán Lương đã tạo nên nét đặc sắc, đúng chất “Lộc đỉnh ký” ở khía cạnh truyền hình cho cuốn sách này.

B.L


Từ khóa

Bình luận

Tin cùng chuyên mục