Đời sống
Điều chế phân bón từ rong xà lách
Tại Khánh Hòa, 2 học sinh trường THPT Lý Tự Trọng ở TP.Nha Trang đã có sáng kiến dùng rong xà lách điều chế dịch chiết phân bón lá cho cây trồng, vừa giảm ô nhiễm môi trường do rong này gây ra, vừa tạo ra một loại phân bón thân thiện với môi trường.

Rong xà lách thường xuất hiện ở bãi biển Hòn Chồng và Hòn Một (TP.Nha Trang) nên mỗi buổi chiều, khi thủy triều xuống, nhóm nghiên cứu do em Chu Huỳnh Tín (học sinh trường THPT Lý Tự Trọng) làm nhóm trưởng lại ra đây thu nhặt mẫu rong xà lách về chế biến phân bón. Rong xà lách có tên khoa học là Ulva Lactuca, rất khác với các loại rong biển khác và có hình dạng giống như lá cải xà lách, thường phát triển bám trên các bãi đá cạn vùng triều. Khi đến cuối mùa, rong tàn lụi, phân hủy gây mùi khó chịu, ô nhiễm cả vùng biển.

Theo nghiên cứu của Viện sinh học nhiệt đới, rong xà lách có hàm lượng protein, lipid và tro cao, có khả năng trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, vật nuôi. Nhóm của Tín đã thu thập loại rong này khi đang trong thời kỳ phân hủy để điều chế dịch chiết phân bón lá cho cây trồng nhằm giảm ô nhiễm môi trường do rong xà lách gây ra, đồng thời tạo ra một loại phân bón thân thiện với môi trường./.

Chương trình Người đưa tin 24H phát sóng lúc 06h30 trên THVL1, thông kênh THVL2; 11h15 trên THVL1; 18h30 trên THVL2 không chỉ mang đến những thông tin về các vấn đề kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế… mà còn cập nhật nhiều thông tin hữu ích trong đời sống, xã hội thường nhật.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục