Đời sống
Hóa trang trong nghệ thuật sân khấu Việt Nam
Trong dòng chảy lịch sử của nghệ thuật sân khấu dân tộc thì nghệ thuật Cải lương – Tuồng cổ và Hát bội luôn là những viên ngọc quý. Không chỉ đơn thuần là loại hình biểu diễn giải trí. Mà còn đại diện cho tinh hoa sáng tạo của người nghệ sĩ qua nhiều thế hệ

Để có được một buổi trình diễn phục vụ khán giả. Bên cạnh việc tập luyện, chuẩn bị phục trang thì người nghệ sĩ trước khi bước ra sân khấu đều phải vẽ trên gương mặt của mình một lớp mặt nạ hóa trang.

Hóa trang được xem là chiếc mặt nạ, là đạo cụ quan trọng làm nên hồn cốt, tính cách của nhân vật trong nghệ thuật sân khấu

Có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và được đánh giá cao bởi khả năng “phù phép” trong công tác hóa trang. Thạc sĩ Nguyễn Anh Trương chọn việc giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh. Như một cách tiếp lửa cho nghề hóa trang trong nghệ thuật sân khấu của Việt Nam.

Thậy Nguyễn Anh Thương là người có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc hóa trang

Qua làn phấn, nét son cùng kỹ thuật tạo hình mang tính ước lệ của hóa trang. Đấng minh quân hay kẻ nịnh thần, người hiền lương hay tà ác, đều hiện ra một cách sống động. Dưới ánh đèn sàn diễn, kết hợp với biểu đạt khuôn mặt. Người nghệ sĩ có thể mang nhiều mặt nạ khác nhau. Giúp cho khán giả dù trong thời gian ngắn của suất diễn, hay không gian hạn hẹn của sân khấu. Vẫn có thể lĩnh hội được trọn vẹn những giá trị nhân văn và nghệ thuật mà vở tuồng truyền tải.

Hóa trang khắc họa hình tượng nhân vật rõ nét

Cùng với biến đổi của thời đại, nghề hóa trang cũng trải qua nhiều thăng trầm. Thế nhưng lớp mặt nạ hóa trang của người nghệ sĩ khi đứng trên sân khấu vẫn có sức hút đặc biệt trong lòng giới mộ điệu Cải lương – Tuồng cổ – Hát bội. Trở thành dấu ấn trong nghệ thuật sân khấu dân tộc.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục