Đời sống
Nhân sâm: “tiên thảo” của người cao tuổi
Nhân sâm từ trước đến nay luôn là “thần dược” có công dụng bồi dưỡng sức khỏe con người. Đặc biệt nhân sâm có nhiều lợi ích đối với người cao tuổi.

Người cao tuổi thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe bởi hệ miễn dịch theo năm tháng đã bị suy giảm. Do đó, để tăng cường và bổ trợ thêm sức khỏe cho người già cần phải có chế độ ăn uống, tập luyện thể dục phù hợp và bổ sung thêm các thực phẩm bổ trợ dinh dưỡng. Nhân sâm có lẽ là một loại “tiên thảo” trong việc cung cấp và tăng cường sức khỏe cho con người bởi sự lành tính cũng như hàm lượng dinh dưỡng có trong sâm.

Người cao tuổi cần quan tâm sức khỏe nhiều hơn. Ảnh: Internet

Nhân sâm là một vị thuốc quý. Theo Đông y, nhân sâm là loại thượng phẩm trong các vị thuốc. Nhân sâm có vị ngọt, tính ôn, hơi đắng, quy vào 2 kinh phế và tỳ. Theo nhiều tài liệu, nhân sâm mang tác dụng đại bổ nguyên khí (bổ 5 tạng tâm, can, tỳ, phế, thận), ích huyết sinh tân, định thần, ích trí, sáng mắt, tăng tuổi thọ. Do đó, nhân sâm được dùng trong các trường hợp ho, suyễn, tiêu chảy, nôn mửa, bệnh lâu ngày dẫn đến khí hư, sợ hãi, tiêu khát.

Theo nhiều nghiên cứu, nhân sâm có chứa nhiều hoạt chất: Saponin sterolic, hỗn hợp saponin có tên panaxozit (còn gọi là panaquilon hay panakilon); Hỗn hợp glycoside panaxin gọi là gensenin; Tinh dầu 0,055 – 0,25% chứa chủ yếu là panaxen (C15H24), khiến nhân sâm có mùi đặc trưng; Vitamin B1, B2, các men diastase,…

Nhân sâm có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe con người. Ảnh: Internet

Nhân sâm có tác dụng tăng cường miễn dịch, hạ đường huyết, chuyển hóa tế bào lipid, ức chế tế bào ung thư, tăng khả năng thích nghi, tăng khả năng tập trung trí óc,…

Loại “tiên thảo” này phù hợp với đa dạng các đối tượng khác nhau. Đặc biệt người cao tuổi nên sử dụng nhân sâm để duy trì sức khỏe bản thân. 

Với người cao tuổi, nếu không mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường… thì có thể dùng một lượng nhân sâm vừa đủ theo khuyến cáo của bác sĩ để hỗ trợ sức khỏe. Còn đối với những trường hợp bị các bệnh mạn tính như trên… không nên dùng nhân sâm vì có thể sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Có nhiều cách để chế biến nhân sâm như: ngậm, hãm nước uống, chế biến các món ăn như gà hầm nhân sâm, sườn nấu nhân sâm, cháo nhân sâm,…Ảnh: Internet

Hiện nay trên thị trường bày bán nhiều loại nhân sâm khác nhau. Song không phải loại nào cũng đảm bảo an toàn và chất lượng. Công ty BFB vừa cho ra mắt sản phẩm Sâm Vàng với cây sâm thượng hạng để khởi nguồn cho cho sức khỏe tương lai.

Sản phẩm Sâm Vàng được tạo ra từ kĩ thuật nông nghiệp cao. Ảnh: Internet

Sâm tươi đến từ Sâm Vàng mang giá trị dinh dưỡng cao gấp 8 lần do sử dụng kĩ thuật  nông nghiệp kỹ thuật cao. Không sử dụng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu và biến đổi gen. Các sản phẩm từ Sâm Vàng có thể ăn phần rễ, thân thậm chí là lá bởi quy trình sản xuất an toàn. 


Bình luận

Tin cùng chuyên mục