Chuyện cảnh giác
Bạn Khỏe Không?: Ngừa ung thư cổ tử cung
Tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung là virus HPV, có đến 99% trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến virus HPV và phổ biến ở 1 số chủng virus đặc biệt. Căn bệnh này đã và đang là bệnh lý nguy hiểm ở chị em phụ nữ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và thậm chí là tính mạng nếu can thiệp chậm trễ. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là cách phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyến cáo.

Tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung là virus HPV, có đến 99% trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến virus HPV và phổ biến ở 1 số chủng virus đặc biệt. Căn bệnh này đã và đang là bệnh lý nguy hiểm ở chị em phụ nữ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và thậm chí là tính mạng nếu can thiệp chậm trễ. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là cách phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyến cáo.

Vấn đề này sẽ được bàn luận trong cuộc trò chuyện giữa Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà, diễn viên Trang Tuyền và MC Quang Huy.

Tìm hiểu về vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là loại vắc xin có tác dụng ngăn ngừa, giảm sự gây hại của virus HPV – virus thường tấn công và gây các bất thường ở tử cung, cổ tử cung. Thực tế, virus HPV được xác định có liên quan đến nhiều bệnh lý ung thư đường sinh dục như: ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vùng đầu và cổ,…

Con đường lây truyền virus HPV là qua đường tình dục, khi người lành tiếp xúc da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc khi quan hệ tình dục không an toàn. Virus cũng có thể lây truyền không qua đường tình dục mà qua tiếp xúc thông thường hoặc các dụng cụ cá nhân như kim bấm, cắt móng tay, đồ lót,… 

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung, do vậy, tiêm phòng vắc xin để có kháng thể chủ động là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Các loại vắc xin hiện nay sẽ bảo vệ bạn khỏi 1 số chủng HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, giúp ích cho việc sàng lọc và ngăn ngừa ung thư định kỳ.

2. Các loại vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung

Hiện nay ở nước ta đang khuyến cáo tiêm vắc xin phòng ngừa HPV cho nữ giới trong và trước độ tuổi sinh sản từ 9 – 26 tuổi. Thời điểm này vắc xin HPV sẽ đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất và duy trì nhiều năm về sau nên cần chủ động tiêm phòng ung thư cổ tử cung.

Hiệu quả của vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có thể kéo dài đến 30 năm, song còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe, miễn dịch, thói quen quan hệ tình dục,… 

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung hiện nay thường tiêm một trong hai loại vắc xin phổ biến sau:

Vắc xin Gardasil của Mỹ

Vắc xin Cervarix

Một số lưu ý khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Những đối tượng có đủ điều kiện sức khỏe có thể tiêm phòng vắc xin ngừa HPV gây ung thư cổ tử cung, cụ thể với những đặc điểm sau:

  • Là người khỏe mạnh.
  • Cơ thể chưa phơi nhiễm với virus HPV.
  • Trong vòng 4 tuần trước khi tiêm không sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc tiêm phòng vắc xin khác.

Trước khi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Điều này đảm bảo an toàn khi thực hiện tiêm cũng như phát hiện sớm bất thường nếu có, khi đó cần điều trị vì tiêm phòng không còn tác dụng.

Để đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin theo đúng lịch trình được khuyến cáo. Nếu do vấn đề sức khỏe hoặc công việc cần lùi lịch tiêm, phải tiêm bổ sung ngay mũi tiếp theo sớm nhất có thể. 

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin bao gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai trong 6 tháng tiếp theo, phụ nữ đang cho con bú. Trong trường hợp đang tiêm dở vắc xin thì cần dừng tiêm chờ sau khi sinh con mới tiêm mũi tiếp theo, cần đảm bảo tiêm đủ 3 mũi trong vòng không quá 2 năm.
  • Người đang mắc bệnh cấp tính nặng, miễn dịch suy giảm có thể gây phản ứng nghiêm trọng khi tiêm.
  • Phụ nữ có cơ địa quá nhạy cảm với nấm men hoặc tiền sử dị ứng với thành phần trong vắc xin.

Như vậy, tiêm phòng ung thư cổ tử cung có thể giúp chị em phụ nữ có khả năng miễn dịch chống lại một số chủng virus HPV thường liên quan đến bệnh ung thư, không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ. Do vậy, vẫn cần lưu ý trong chăm sóc, theo dõi sức khỏe, thực hiện sinh hoạt lành mạnh, tăng cường sức đề kháng, tình dục an toàn để phòng ngừa bệnh tốt hơn.

(Nguồn ảnh trong bài viết: Internet)

Quý vị đừng quên đón xem “Bạn khỏe không?” được phát sóng vào lúc 19 giờ 35 phút vào thứ hai hằng tuần trên kênh Truyền hình Vĩnh Long 1.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục