hông rõ lý do? Có người thì ngay lập tức liên hệ đến ngân hàng để trả lại khoản tiền này, nhưng cũng có người lại thản nhiên chiếm dụng luôn số tiền này để sử dụng cho mục đích cá nhân, và đó chính là lúc họ đã rơi vào “chiếc bẫy” mang tên tín dụng đen.
Một màn hóa thân tài tình thành khách trọ, một thương vụ mua bán chớp nhoáng đầy may rui, một màn dàn cảnh cướp tiền liều lĩnh và táo tợn, đó là những câu chuyện mà ban biên tập Chuyện Cảnh Giác muốn gửi tới quí vị trong tuần này.
Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân. Vay tín chấp có thể vay theo lương, vay theo bảo hiểm nhân thọ, vay theo hóa đơn tiền điện, vay theo giấy phép kinh doanh, vay theo hợp đồng tín dụng trả góp, vay theo cà vẹt xe máy chính chủ và vay theo hạn mức thẻ tín dụng… Vì sự tiện lợi đó, mà hiện nay có rất nhiều cá nhân muốn vay vốn để làm ăn, kinh doanh hoặc giải quyết nhu cầu cá nhân đều chọn hình thức vay tín chấp. Bên cạnh những trung tâm uy tín thì cũng không thiếu những trung tâm ma với mục đích lừa đảo. Bọn chúng đánh vào sự thiếu hiểu biết, chủ quan, cần tiền gấp của nhiều người để trục lợi.
Đối với những ai đang hành nghề chạy xe ôm thì có được “cuốc” khách đã là khó nhưng khi có rồi lại vừa mừng, vừa lo bởi ngoài cực khổ dãi nắng dầm mưa, cánh xe ôm còn là mục tiêu kẻ lừa đảo hay thậm chí là gây thương tích cướp xe. Nhưng với nội dung tình huống mà BBT Chuyện Cảnh Giác gửi đến quý vị, mối nguy hiểm lại không đến từ khách hàng mà lại đến từ 1 người lạ mặt tự xưng là “đồng nghiệp” cùng hành nghề chạy xe ôm. Chiêu trò mà kẻ gian sử dụng là gì để có thể chiếm đoạt tài sản của người xe ôm? Cùng đón theo dõi Chuyện Cảnh Giác được phát sóng vào lúc 16h30 ngày 17/8 trên THVL1 để có bài hoc cảnh giác bổ ích quý vị nhé.!