Gucci từng “lừng lẫy” một thời và “lụi tàn” theo thời gian.
Mặc dù, đã ghi tên mình vào top 10 BXH thương hiệu “hot” nhất quý I/2023, một kết quả nhiều thương hiệu thời trang khác ao ước đạt được nếu như trước đó Gucci không nằm ở vị trí cao. Thế nhưng từ năm 2021 đến 2022, trong phân khúc thời trang xa xỉ được chú ý nhất chỉ có những cuộc “đối đầu” giữa “gà chung một mẹ” đến từ Gucci và Balenciaga.
Cuối năm 2022, sau hơn 20 năm gắn bó tin tức Alessandro Michele rời Gucci đã gây rúng động làng thời trang, nhiều người cho rằng lối tư duy trong phong cách sáng tạo của cựu giám đốc sáng tạo bị mai một nên mới làm mức tăng trưởng của Gucci bị chững lại.
Dưới sự dẫn dắt của Alessandro, Gucci thời điểm đó như một cái cây “hái ra tiền” gồng gánh phân nửa doanh thu của tập đoàn Kering. Với những bộ sưu tập được cho ra mắt mang hơi hướng kịch tính mộng mơ hướng đến phong cách Gender Fluid cùng với những chiến dịch toàn cầu và lối dị thường trong việc xây dựng hình ảnh sàn runway. Bên cạnh đó những “cú hit” được tạo ra khi bắt tay kết hợp với Adidas, Balenciaga, The North Face, Disney.
Gucci như dần trở thành “cái xác không hồn” khi vắng bóng Alessandro, các BST gần đây không còn thấy những thứ kỳ dị độc đáo hay sự mộng mơ cuồng vĩ trong các thiết kế nữa. Thứ thẩm mỹ vàng son sến sẩm làm mê hoặc giới mộ điệu thời trang ngày nào đã không còn nữa mà thay vào đó là những thiết kế “cũ rích” được xào lại để chạy theo xu hướng ngày nay nhưng chẳng đâu vào đâu.
Gucci đã được chỉ điểm cho những bất ổn trong tương lai
Kể từ khi tiếp quản lại Gucci, tổng doanh thu đạt được trong năm 2015 là 3,9 tỷ Euro, một con số “hoang đường” đã khiến Marco Bizzarri đưa ra mục tiêu đạt doanh thu 10 tỷ Euro vào năm 2018. Tuy nhiên, đến năm 2019 mức tăng trưởng doanh thu của Gucci giảm mạnh đến 45% so với cùng kỳ năm 2015 và chỉ đạt 13%. Nối tiếp đến năm 2022 mức tăng trưởng doanh thu của Gucci cũng có phần lép vế trước “người cùng nhà” như Balenciaga, Saint Laurent và Bottega Veneta.
Marco Bizzarri với mong muốn đẩy mạnh nhiều danh mục thiết kế, Alessandro cũng phải theo đó mà đảm đương nhiều nhiệm vụ và trọng trách hơn khi phải điều hướng sự sáng tạo để bắt kịp với thị trường thời trang. Khác biệt trong lối tư duy và định hướng thương hiệu đã tạo nên những cuộc “chiến tranh ngầm”.
Đến tháng 1/2023, vị trí Giám đốc sáng tạo mới do Gucci công bố là Sabato De Sarno, cánh tay phải đắc lực của Pierpaolo Piccioli – Giám đốc sáng tạo của Valentino. Lựa chọn gương mặt mới này cho thấy hướng đi của Gucci sắp tới có lẽ tập trung vào tính hiện đại, sang trọng và tinh giản so với những bộ sưu tập trước đây.
Làm thế nào để “tái sinh” Gucci một lần nữa đạt đến đỉnh cao của vinh quang làng thời trang như cái cách Alessandro từng làm 8 năm về trước vẫn là một bài toán khó cần Sabato De Sarno có thể giải trong tương lai.