Cười banh nóc
Đầm lầy đóng băng, loạt cá sấu ‘ngửa mặt lên trời’ ngủ đông
Đoạn video ghi lại cảnh cá sấu “ngủ đông” trong tư thế kỳ lạ trong đầm lầy ở Mỹ thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.

Phần mõm cá sấu lộ ra trên mặt nước đóng băng ở Bắc Carolina, Mỹ. Ảnh: Daily Mail

Mới đây, trên trang Facebook chính thức của Công viên Đầm lầy Shallotte River ở Ocean Isle Beach, Bắc Carolina, Mỹ, đăng tải đoạn video thú vị, lý giải câu hỏi làm thế nào cá sấu có thể sống sót trong đầm lầy đóng băng.

Mỹ đang trải qua đợt giá rét lịch sử, hầu như mọi nơi trên đất nước này đều rơi vào tình trạng “đóng băng”, các ao hồ ở Công viên Đầm lầy Shallotte River cũng vậy.

Trong khi đó, cá sấu là loài động vật biến nhiệt, cơ thể không thể giữ nhiệt để đảm bảo sức nóng cho cơ thể trong suốt mùa đông giá lạnh. Tuy nhiên, loài bò sát máu lạnh này là có thể tự hạ nhiệt độ cơ thể suốt mức thấp nhất và hạn chế tối đa sự trao đổi chất để có thể tồn tại, cơ thế này được gọi là brumation. Nói cách khác, như nhiều loài động vật khác, cá sấu tự “đóng băng” mình và chuyển sang trạng thái “ngủ đông”.

Dĩ nhiên, trong lúc “ngủ đông”, cá sấu vẫn phải thở. Đó là lý do tại sao, hàng loạt cá sấu ở Shallotte River bất động trong tư thế hướng mõm lên trời.

Các chuyên gia giải thích, cá sấu có thể biết trước được thời điểm đầm lầy đóng băng. Khi đó, chúng sẽ để phần mũi lộ ra trên mặt nước trước thời điểm đó. Trong trường hợp xấu nhất, phần mõm của cá sấu sẽ mắc kẹt trên bề mặt đầm lầy nhiều ngày cho đến khi băng tan.

Đoạn video ghi lại cảnh tượng thú vị trên đã nhận được sự theo dõi của hàng trăm nghìn lượt xem tính từ đầu tuần. Nhiều người thắc mắc, điều gì sẽ xảy ra nếu có ai đó chạm vào một con cá sấu “đông lạnh”.

Theo các chuyên gia, cá sấu sẽ không có phản ứng gì, ít nhất trong thời điểm mặt nước vẫn đóng băng, bởi chúng cố gắng bảo tồn năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể.

Theo Tiền Phong Online


Bình luận

Tin cùng chuyên mục