Đời sống
XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH QUA MÔ HÌNH “THƯ VIỆN THÂN THIỆN”
Trường tiểu học Long Giao (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) là trường học đầu tiên được địa phương triển khai mô hình “Thư viên thân thiện”.

Sách là kho tàng giúp trẻ khám phá, tìm hiểu và học hỏi những điều hay. Tuy nhiên, thực tế không phải đứa trẻ nào cũng hứng thú với việc đọc sách. Vậy làm gì để tạo thói quen đọc sách cho học sinh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua ghi nhận được thực hiện tại huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) – nơi đang phát triển văn hóa đọc sách bằng mô hình Thư viện thân thiện tại các trường học.

Trường tiểu học Long Giao (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) là trường học đầu tiên được địa phương triển khai mô hình “Thư viên thân thiện”. Cụ thể, nhà trường đã bố trí một phòng đọc dành riêng cho học sinh với diện tích 78 mét vuông, được thiết kế góc tra cứu, góc đọc viết, góc vui chơi và góc nghệ thuật. Khác với phòng đọc truyền thống, khi đến thư viện thân thiện học sinh được thoải mái lựa chọn sách, được phân loại theo trình độ đọc dựa vào mã màu, quy trình mượn trả sách đơn giản.v.v. Nhờ vậy, sau những giờ học trên lớp, nhiều em học sinh đã đến thư viện mượn sách đọc và chơi các trò chơi giải trí.

Em Nguyễn Trương Thiên Lý – Học sinh Trường Tiểu học Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai cho biết: “Sau khi nhà trường có thư viện chúng em thường vào đây chơi vào giờ ra chơi, ở đây có nhiều sách, đồ chơi thân thiện với chung em. Ở đây còn có cô thư viện rất thân thiện gần gũi, hướng dẫn chúng em viết bài cảm nghĩ, vẽ tranh theo nhân vật mà chúng em yêu thích”

Còn cô Vũ Thị Thùy Dương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai thì chia sẻ: “Khi thư viện đã khánh thành việc đọc các em tăng lên đáng kể, nhà trường tiếp tục phát huy văn hóa đọc sẽ sắp xếp 1 tiết đọc cho cả lớp trong thư viện còn lại các em sẽ được đọc tự do”

Tại huyện Cẩm Mỹ, bên cạnh việc đầu tư xây dựng thư viện từ nguồn kinh phí, nhiều trường học cũng huy động các nguồn lực xã hội hóa. Điển hình như Trường Tiểu học Lê Trung Dũng (ở xã Xuân Tây).

Cô Lê Thị Đơn – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Dũng, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai: “Nhà trường đã vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, đồng thuận của phụ huynh cho nên việc xây dựng, đóng góp thư viện là một quá trình khó khăn nhưng với sự nỗ lực của tập thể giáo viên, nhà trường đã xây dựng thành công thư viện thân thiện và được Bộ Giáo Dục công nhận là thư viện xuất sắc

Cách thuyết phục hay nhất để tạo thói quen đọc sách cho học sinh là xây dựng thư viện trường học thân thiện. Đó là một không gian học tập mở, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách, cũng như tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động đa dạng, phong phú của thư viện, phát triển tiềm năng của mình./.

Chương trình Người đưa tin 24G phát sóng lúc 06h30 trên THVL1, thông kênh THVL2; 11h15 trên THVL1; 18h30 trên THVL2 không chỉ mang đến những thông tin về các vấn đề kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế… mà còn cập nhật nhiều thông tin hữu ích trong đời sống, xã hội thường nhật.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục