Từ Bắc vào Nam, hoa sen có mặt ở khắp mọi nơi, tồn tại cùng với những biến thiên của dân tộc. Vì thế mà sen trở nên gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Hoa sen có sức sống mãnh liệt, đâm chồi trong bùn, sống trong nước và chuyển mình vươn lên đón lấy ánh mặt trời để nở hoa rực rỡ. Có lẽ vì thế mà loài hoa này tượng trưng cho bản tính tự thích nghi, phong thái tao nhã, tinh thần vươn dậy trong mọi hoàn cảnh của người Việt Nam.
Hình ảnh hoa sen biểu tượng cho sự thuần khiết
Hoa sen không chỉ là biểu tượng cho tinh thần, cốt cách và bản sắc văn hóa mà còn là “bạn đồng hành” rất thân thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam. Trong ẩm thực, hầu như các bộ phận trên của sen đều có thể chế biến thành những món ăn đặc trưng như: Gỏi ngó sen, cơm gói lá sen, mứt sen, trà sen, rượu sen…
Lá sen dùng để ướp trà
Ngoài ra sen còn là niềm cảm hứng bất tận đi vào thơ ca, nhạc họa và các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Trong các công trình kiến trúc của Phật giáo, hình ảnh của hoa sen luôn là một biểu tượng linh thiêng và thuần túy. Chẳng hạn như Chùa Một Cột, một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng xây dựng dựa trên nguyên mẫu hoa sen.
Hình ảnh chùa Một Cột Việt Nam
Tiến sĩ văn hóa Hồ Văn Tường chia sẻ: “Hoa sen đã là một biểu tượng cho sự thanh cao của người Việt. Từ đời sống thường ngày, sen đi vào thơ ca, âm nhạc nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung để trở nên tình cảm hơn đối với người Việt Nam.”
Hoa hậu Kiều Loan gặp gỡ Tiến sĩ văn hóa Hồ Văn Tường