Ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất Nam Bộ trù phú ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc khăn choàng, hay với tên gọi khác là khăn rằn truyền thống được người dân đeo lên cổ hay quấn lên đầu. Chiếc khăn rằn đã tạo thành một nét riêng cho những người dân nơi đây. Và tại Cù Lao Long Khánh thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, hàng trăm năm nay người dân vẫn gìn giữ và phát triển ngề dệt choàng, đưa những chiếc khăn trở thành mặt hàng, quà tặng giá trị đối với du khách khi đến với Miền Tây sông nước.
Để làm ra chiếc khăn rằn hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, từ việc đảo những cuộn chỉ lớn thành những cuộn chỉ rời, nhuộm màu, Sau đó, hồ bột cho chỉ đây được xem là công đoạn quan trọng nhất, bởi nó giúp những sợi chỉ cứng hơn, dễ dàng dệt khăn hơn.Tiếp đến người làm sẽ quấn chỉ vào những con thoi để đưa lên khung và dệt thành những tấm khăn rằn với nhiều màu sắc.
Trải qua bao thế hệ, chiếc khăn rằn Nam Bộ xưa và nay vẫn mãi là hình ảnh thân quen gần gũi với người dân miền quê vùng sông nước. Một biểu tượng cho sự duyên dáng, cũng như những tấm lòng chân tình, nồng hậu của con người đất phương Nam.