TV Show
Phong tục đón tết cổ truyền ở miền Tây
Trước thềm năm mới Nhâm Dần, hoa khôi Huỳnh Thúy Vi đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện về những phong tục đón Tết cổ truyền ở miền Tây cùng với diễn giả, Nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Nhựt Quang.

Ở miền Tây Nam Bộ, trước khi đến Tết Nguyên đán cổ truyền, là thời gian của vụ mùa thu hoạch. Cho nên, ngày Tết ở đây luôn đầy đủ các sản vật của vùng đất phù sa. 

Đối với người miền Tây Nam Bộ, Tết được tính từ ngày 23 tháng Chạp, tức là sau ngày đưa ông Táo về trời. Theo quan niệm của người đồng bằng, Tết trước hết là thời gian để bày tỏ lòng thành kính đến Tổ tiên, ông bà rồi mới đến niềm vui riêng của mỗi cá nhân. 

Tết ở miền Tây Nam bộ cơ bản vẫn còn nguyên nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Những phong tục bình dị ấy là sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, thể hiện tính cách điển hình người dân ở phương Nam. Phong tục, lễ nghi đón tết ở miền Nam không cầu kỳ với nhiều nghi thức lễ hội nhưng vẫn thể hiện sự chỉn chu, tươm tất, cầu toàn và mang nét độc đáo, dân dã của miền sông nước. 

Và theo quan niệm của người miền Tây “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên trong ba ngày Tết cũng những điều kiêng kị với hy vọng cầu mong khởi đầu của năm mới được suôn sẻ. Nhiều người truyền miệng với nhau, 3 ngày Tết mà quét nhà thì may mắn, tài lộc đầu năm sẽ trôi ra khỏi nhà. Do đó mà chiều 30 Tết, các gia đình thường dọn dẹp sạch sẽ để mùng 1, mùng 2 và mùng 3 không phải dọn dẹp. Nếu có quét nhà, người Việt thường quét tấp vào một góc nhà, chờ qua đủ 3 ngày Tết hoặc tới ngày cúng đưa ông bà mới bắt đầu hốt đi đổ.

Những vùng đất xinh đẹp và diệu kì, những câu chuyện văn hóa đỉnh cao, những món ăn độc đáo đầy dư vị – Một Việt Nam tươi đẹp và quyến rũ sẽ hiện dần qua những thước phim ấn tượng. Hãy đón xem Việt Nam mến yêu được phát sóng  lúc 19h50 Thứ Bảy hàng tuần trên kênh THVL1.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục