TV Show
Vũ đạo và tạo hình trong cải lương
Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam, được hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long.

Theo thời gian, nghệ thuật cải lương kết hợp hình thức biểu diễn và nhiều yếu tố như đề tài kịch bản, lời ca, tiếng hát, dàn nhạc, tạo hình, vũ đạo. Những sự kết hợp này ngày càng được cải tiến và hài hòa hơn để phù hợp với thời đại. 

Ngoài vũ đạo thì tạo hình trên sâu khấu cải lương có vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo.

 Nghệ thuật tạo hình trên sân khấu được xem như một phương thức tạo ra hình hài của tác phẩm về cả mặt nội dung và hình thức. Đây là công việc được hình thành từ ý đồ của đạo diễn, thể hiện bằng nghệ thuật diễn xuất của diễn viên cùng sự hỗ trợ của các hình thức nghệ thuật phụ trợ như: mỹ thuật, âm nhạc, ánh sáng, âm thanh. Một vở diễn thành công là vở diễn có các tạo hình sân khấu độc đáo, gây ấn tượng về thị giác, thính giác và cảm xúc thẩm mỹ đối với khán giả.

Cải lương là loại hình sân khấu tổng hợp nhiều yếu tố. Đó chính là nội dung tuồng tích, lời ca, điệu hát, vũ đạo, tạo hình. Đến ngày nay các nghệ sĩ cải lương vẫn không ngừng đổi mới, sáng tạo để phát triển mạnh mẽ hơn sân khấu cải lương và giữ mãi sự mến mộ trong lòng giới mộ điệu


Bình luận

Tin cùng chuyên mục