TV Show
Ý nghĩa tục cúng giỗ trong văn hoá Việt
“Uống nước nhớ nguồn” là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Điều này được thể hiện cụ thể qua phong tục cúng giỗ của mỗi gia đình. Tuy là một phong tục không còn quá xa lạ nhưng cũng có không ít người chưa hiểu hết về mỹ tục này. Việt Nam mến yêu tập 210 MC Thúy Vy đã có cuộc trò chuyện thú vị cùng Tiến sĩ Văn hóa Hồ Văn Tường xung quanh ý nghĩa của việc cúng giỗ này.

“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn

Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu”

“Uống nước nhớ nguồn” đã là đạo lý ngàn đời của người Việt Nam. Không chỉ bày tỏ thành kính với người còn sống, người Việt còn tưởng nhớ đến công ơn và sự hiện diện của người đã mất. Vì thế cúng giỗ đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp, thể hiện tấm lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của người sống đối với người đã khuất. 

Đến ngày giỗ thì con cháu, họ hàng đều tề tựu tại nhà người thờ cúng và không quên mang theo đồ lễ đến góp cúng. Việc góp giỗ và tổ chức giỗ to hay nhỏ không quan trọng, miễn là người còn sống có tấm lòng biết ơn, thành kính là được. Bữa cơm giỗ ở mỗi nhà thường sẽ được chuẩn bị bởi những người phụ nữ. Cánh đàn ông thì bày biện bàn thờ gia tiên.

Sau khi dâng hương và đồ lễ, gia chủ sẽ mời họ hàng, dòng tộc, hàng xóm dùng bữa cơm thân mật. Đây cũng là dịp để họp mặt gia đình, để tưởng nhớ và noi gương tốt của những người thân trong gia đình đã mất. Một điều đặc biệt trong văn hóa người Việt là sau lễ giỗ, gia chủ sẽ biếu tặng khách bánh tét, trái cây hoặc những lễ vật đã dâng cúng nhằm bày tỏ lòng biết ơn vì khách đã tới dự giỗ. 


Bình luận

Tin cùng chuyên mục