Đời sống
Nguy cơ dịch cúm, phế cầu đồng nhiễm COVID-19
VTV.vn - Dịch COVID-19 có diễn biến mới cùng sự gia tăng của các bệnh đường hô hấp khiến cho nhiều người lo lắng tìm giải pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình

Với mong muốn cập nhật mới về tình hình các bệnh truyền nhiễm, trong đó có COVID-19, cũng như đưa ra những tư vấn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, đặc biệt là thông tin về các loại vaccine bảo vệ hệ hô hấp, vào tối 21/4 vừa qua, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp cùng Báo điện tử VTV thực hiện Chương trình Tư vấn trực tuyến: “COVID-19 có quay trở lại hay không? Tiêm vaccine gì bảo vệ hiệu quả?”.

VTV News (Ảnh: Internet)

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, gồm BS Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh, ThS.BS Mai Mạnh Tam, Phó trưởng khoa Hô hấp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội và BS Lê Thị Trúc Phương, Bác sĩ tiêm chủng, Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Trong vòng 2 tiếng chương trình diễn ra, đã có hàng chục ngàn người theo dõi cũng như hàng trăm câu hỏi được gửi tới các chuyên gia.

Khi COVID-19 đồng nhiễm với các virus, vi khuẩn khác

COVID-19 có những diễn biến mới dấy lên nỗi lo về dịch bệnh và tình trạng đồng nhiễm, bội nhiễm xảy ra khi đang có nhiều virus, vi khuẩn khác đang lưu hành trong cộng đồng. Tình trạng một người mắc nhiều tác nhân gây bệnh gây ra sự khó khăn trong quá trình chẩn đoán điều trị và tăng nguy cơ bệnh bệnh nặng , thậm chí là tử vong.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trên cơ thể chúng ta tồn tại rất nhiều loại tác nhân gây bệnh, tiêu biểu như vi khuẩn ở vùng hầu họng, trên da, trong ruột. Đây là hình thức cộng sinh bình thường và trong điều kiện khỏe mạnh thì các vi khuẩn này không gây hại. Với các vi khuẩn ở vùng hầu họng, khi hệ hô hấp bị suy yếu hoặc tổn thương, chúng dễ đi xuống phổi cũng như các bộ phận thuộc đường hô hấp dưới gây viêm phổi, thậm chí là suy hô hấp. Đặc biệt, các đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai,… nếu mắc các bệnh hô hấp hoặc đồng nhiễm nhiều bệnh thì nguy cơ biến chứng nặng, nhập viện điều trị tăng cao,.. “Chẳng hạn như người có bệnh nền phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nếu mắc cúm thì có khả năng tái phát đợt khó thở và rất khó khống chế cùng với nguy cơ đồng nhiễm phế cầu khuẩn rất cao, làm bệnh càng nặng và khó điều trị”, BS Trương Hữu Khanh dẫn chứng.

Nguy cơ dịch cúm, phế cầu đồng nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.
BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh khi các bệnh hô hấp có diễn biến mới.

Cúm và các bệnh hô hấp – Không thể xem thường

Thời tiết chuyển mùa, phía Nam những ngày qua nắng nóng kèm mưa có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, miền Bắc thì trong nhà nồm ẩm, ngoài trời mưa phùn kèm sương mù. Điều kiện thời tiết thất thường ở cả hai miền tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây ra các bệnh viêm đường hô hấp như: Cúm, viêm phổi, ho gà, hợp bào hô hấp, sởi, COVID-19… phát triển, lây lan mạnh, gây các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc làm trở nặng các bệnh lý mạn tính.

Trước thắc mắc của người dân về các triệu chứng bệnh lý đường hô hấp như ho, sốt, xổ mũi… đều khá giống nhau, làm sao để phân biệt, ThS.BS Mai Mạnh Tam cho rằng nếu chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng như để kết luận bệnh nhân có bị nhiễm COVID-19 hay cúm, phế cầu thì hơi khó. Trên thực tế, bác sĩ cần khai thác thêm các triệu chứng và yếu tố dịch tễ như thăm hỏi bệnh nhân xem gia đình có ai khác bị bệnh không, bệnh nhân có từng tiếp xúc với người mắc COVID-19 hay cúm chưa và khu vực sống có bệnh hay dịch bệnh nào lưu hành không? Căn cứ dựa vào những yếu tố này kết hợp khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra định hướng chẩn đoán ban đầu.

Theo BS Trương Mạnh Tam, các bệnh như COVID-19, cúm, viêm phổi do phế cầu có phương thức lây truyền chủ yếu là qua đường hô hấp, cụ thể qua hành động ho hắt hơi phát tán các hạt chứa các mầm bệnh ra ngoài và gây bệnh trực tiếp cho những người tiếp xúc gần. Do đó, người có dấu hiệu bệnh hô hấp nên chú ý đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc, cách ly với người xung quanh đặc biệt là những đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa ho, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, nâng cao sức khỏe hệ hô hấp bằng cách dự phòng vaccine đầy đủ là “pháo đài vững chắc” bảo vệ cơ thể phòng chống bệnh.

BS Lê Thị Trúc Phương cho biết không phải tất cả các loại dịch bệnh hô hấp đều có vaccine phòng ngừa. Hiện các bệnh cúm mùa, viêm phổi do phế cầu khuẩn, ho gà – bạch hầu – uốn ván… đã có vaccine, giúp phòng bệnh và các biến chứng nặng. Cách tốt nhất là tiêm phòng các loại bệnh đã có vaccine và nên tiêm nhắc lại theo khuyến cáo. Theo các nghiên cứu, tiêm một số loại vaccine có thể tạo miễn dịch chéo với loại bệnh khác và phòng ngừa nguy cơ chuyển nặng khi đồng nhiễm bệnh.

Các nghiên cứu cho thấy tiêm vaccine cúm, bạch hầu – ho gà – uốn ván cho thai phụ trong thai kỳ an toàn. Trong đại dịch cúm 2009, thai phụ gặp biến chứng hàng đầu. Nếu phụ nữ mang thai mắc cúm sẽ dễ đến sảy thai, thai bị dị tật bẩm sinh hoặc nguy cơ dị tật sau sinh cao hơn, trẻ sinh ra nhẹ cân… Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc cúm cũng dễ gặp biến chứng nặng nề hơn. Việc tiêm vaccine ho gà cho mẹ còn giúp truyền kháng thể bảo vệ con khi mới sinh ra vì theo khuyến cáo, trẻ từ 6 tuần tuổi mới được tiêm vaccine có thành phần ho gà.

Nguy cơ dịch cúm, phế cầu đồng nhiễm COVID-19 - Ảnh 2.
Khách hàng khám và tư vấn trước khi tiêm vaccine Hô hấp tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, vaccine cúm không chỉ phòng cúm hiệu quả 70-90% mà còn có giảm tỷ lệ tử vong khi đồng mắc COVID-19. Vaccine phế cầu giúp bảo vệ từ 23-49% chống lại các virus hô hấp liên quan đến viêm phổi, bao gồm cả virus SARS-CoV-2, đồng thời giảm 32% nguy cơ nhập viện và tử vong do COVID-19 ở người trên 65 tuổi. Đặc biệt, vaccine có thành phần ho gà được chứng minh có khả năng tạo “miễn dịch chéo” với COVID-19 nhờ thành phần epitope giống nhau tạo ra các phản ứng chéo, phòng biến chứng nguy hiểm của COVID-19.

Hệ thống tiêm chủng VNVC đang có đầy đủ các loại vaccine hô hấp quan trọng cho trẻ em và người lớn: vaccine cúm tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan); vaccine phế cầu khuẩn Prevenar 13 (Bỉ), Synflorix (Bỉ) phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, vaccine Boostrix (Bỉ), Adacel (Canada) phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván,… bình ổn giá và hỗ trợ nhiều ưu đãi, giúp người dân có thêm nhiều cơ hội tiếp cận vaccine phòng bệnh.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục