TV Show
HÌNH TƯỢNG CHẰN TRONG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN KHMER TẠI TRÀ VINH
Trong các ngôi chùa Khmer, chằn thường đứng theo cặp đôi song song hai bên cổng chùa hoặc đứng xung quanh chánh điện được thể hiện dưới dạng người cao lớn với gương mặt hung dữ.

Trong các ngôi chùa Khmer, chằn thường đứng theo cặp đôi song song hai bên cổng chùa hoặc đứng xung quanh chánh điện được thể hiện dưới dạng người cao lớn với gương mặt hung dữ. 

Nếu như trong Phật giáo lẫn các tuồng tích cổ, chằn là hiện thân của cái ác, cái xấu xa, quấy nhiễu con người, thì trong các lễ nghi, tín ngưỡng họ đã mượn hành ảnh cường bạo của chằn để thể hiện ước muốn xua đuổi điều dữ, đón sự an lành, may mắn trong đời sống. Bên cạnh đó, chằn còn là thể hiện khát vọng hoàn thiện bản thân và là biểu tượng nghi lễ trong đời sống tâm linh của cư dân Khmer Nam Bộ. 

Đến gặp nghệ nhân Lâm Phen mới thấy hết sự tinh tế, khéo léo từ đôi bàn tay của nghệ nhân dân gian này. Ông đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề chế tác mũ, mão, mặt nạ phục vụ cho các loại hình văn hóa nghệ thuật Khmer.

Nghệ nhân Lâm Phen

Trước đây, người nghệ nhân phải mất nhiều công sức và thời gian để tìm nguyên vật liệu cũng như thực hiện các công đoạn chế tác. Nhưng ngày nay, việc chế tác mũ mão, mặt nạ đã đơn giản hơn vì có thể dùng keo dán và sơn công nghiệp, một số công đoạn cũng có nhiều cải tiến, như thay vì đắp vải, một số nghệ nhân chuyển sang tận dụng giấy vé số, giấy ít thấm nước độ bền cao hơn. Khuôn đất cũng được thay bằng khuôn xi-măng để sử dụng được nhiều lần. Sau công đoạn lấy mũ mão, mặt nạ từ khuôn ra thì tiếp tục quét thêm một lớp sơn dầu để chống thấm, chống mối mọt và sau đó sơn thêm một lớp sơn để mũ mão có độ dày và trơn bóng dễ vẽ hoa văn.

Một trong những thành phẩm của nghệ nhân Lâm Phen

Ở Trà Vinh, các nghệ nhân người Khmer am hiểu về các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc như nghệ nhân Lâm Phen đang ra sức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình. 


Bình luận

Tin cùng chuyên mục