Miền Tây – vùng đất sông nước mênh mang, nơi đâu phù sa bồi đắp thì cây trái tốt tươi đồng lúa trải dài, nơi đâu nhiễm mặn, nhiễm phèn thì dành cho tràm, cây bần và loài cây lau sậy, ở đó có cây bàng thân cứng cáp mọc từng vạc từng khóm len lỏi trong rừng tràm mà để lấy phải đi xuồng đi ghe. Ở trong rừng, lại có loại cây buông thân lá mảnh to dẻo dai. Từ những nguyên liệu tuyệt vời từ thiên nhiên, chiếc nón bàng buông đã ra đời.
Từ 2 nguyên liệu tự nhiên cách xa nhau ấy người dân đem bàng buông về ép mềm phơi nắng phơi sương, cái nắng miền tây là điều kiện thuận lợi cho 2 chất liệu 2 màu sắc khác nhau có thể dung hoà và cho ra đời chiếc nón đẹp.
Không ai biết nghề làm nón ở làng thật sự bắt đầu từ bao giờ chỉ biết rằng nhiều bà, nhiều mẹ đã gắn bó cả cuộc đời mình với từng lát buông lát bàng, nơi đâu phơi lá phơi nón là tín hiệu có người đang đan và bạn có thể tạt vào để tìm hiểu cách làm.
Nón để làm đẹp phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ
mỉ, cẩn thận để từng đường đan lát đều đẹp, chiếc nón ra đời được cân xứng.
Từ màu sắc trắng, ngã màu đơn thuần nón bàng buông theo dòng chảy nhịp sống mới
đã thay đổi tươi trẻ hơn. Màu sắc được
pha trộn, kiểu dáng được thiết kế phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng.
Mũ đi làm thanh lịch, mũ đi chơi cần tươi trẻ độc đáo, mũ cho hội hè mà nhiều người cùng nhau đội ta đã thấy ở nhiều nơi… Cả làng tất bật với nghề làm nón vừa là kế sinh nhai vừa là giữ nghề của cha ông.