Huyện Mỹ Xuyên được coi là “thủ phủ” của vùng luân canh tôm-lúa của tỉnh Sóc Trăng. Ngoài tôm, lúa, bà con nông dân còn tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có là con cá rô phi chế biến chúng thành món đặc sản. MC Thúy Vi đã có dịp tìm hiểu câu chuyện khởi nghiệp từ con cá rô phi trong chương trình Việt Nam mến yêu
Vì lời hứa dẫn Anh Tú đi ăn những món đặc sản Củ Chi nên MC Mai Phương sẽ có dịp tái ngộ cùng diễn viên Anh Tú trong chương trình Việt Nam mến yêu. Lần này 2 MC của chúng ta sẽ giới thiệu đến quý khán giả những món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà từ rau móp.
Diễn viên Anh Tú và Mai Phương đã có dịp hội ngộ trong chương trình Việt Nam mến yêu. Lần này điểm đến của họ chính là vùng đất thép thành đồng Củ Chi. Mai Phương đã đặt ra câu đố dành cho Anh Tú là kể tên 5 đặc sản của Củ Chi. Tất nhiên câu hỏi này không làm khó được anh chàng diễn viên. Với việc kể đúng tên 5 loại đặc sản Củ Chi: bò tơ, bánh tráng, bánh ít khoai mì, nước mía sầu riêng, khoai mì Anh Tú sẽ được Mai Phương dẫn đi khám phá ẩm thực của vùng đất thép này.
Bánh canh cua giò heo là món ăn có nguồn gốc từ món bánh canh cua xứ Huế. Khi vào đến phương Nam, bánh canh cua được biến tấu đôi chút để phù hợp với khẩu vị của người địa phương nhưng vẫn mang hương vị thơm ngon đặc trưng. Vẫn là sợi bánh canh được làm từ bột gạo và bột năng, dẻo dai. Nước dùng từ thịt cua ninh cùng xương ống, giò heo ngọt thanh, tạo ra tô bánh canh cua giò heo vô cùng hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình.
Củ Chi không chỉ được mệnh danh là vùng đất thép thành đồng mà đây còn là quê hương của nhiều làng nghề thủ công truyền thống, trong đó có làng nghề làm bánh tráng. MC Quang Huy cùng với ekip Việt Nam mến yêu đã có mặt tại làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi để khám phá câu chuyện về bánh tráng Củ Chi.
Từ lâu, truyện cổ tích Việt Nam đã được xem là một món ăn tinh thần không thể thiếu dành cho các em nhỏ. Hầu như trong ký ức tuổi thơ của bất kỳ ai cũng từng được nghe hoặc đọc những Truyện cổ tích phổ biến như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Ăn khế trả vàng,… Cổ tích là thể loại văn học tự sự được sáng tác và lưu truyền trong dân gian, thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ước mơ của người Việt về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
Lò lu Đại Hưng do người Việt gốc Hoa tạo dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX, có tổng diện tích hơn 10.000m2. Đây là nơi chuyên sản xuất đồ gốm bằng phương pháp thủ công truyền thống, với các sản phẩm chủ yếu là lu, chum, vại, khạp, hũ… được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân. Từ ngày hình thành đến nay, lò lu này đã trải qua nhiều chủ nhân quản lý và sản xuất. Chủ nhân hiện nay của Lò lu Đại Hưng là ông Bùi Văn Giang.
Nhắc đến gốm Nam Bộ thì phải kể đến dòng gốm Lái Thiêu nức tiếng gần xa. Cùng với các lò nung gốm ngày đêm đỏ lửa thì vẫn có những bạn trẻ dành tình yêu với gốm mong muốn giữ gìn nghề truyền thống trên chính quê hương mình. Quang Huy và Thúy Vi đã có trải nghiệm thú vị tại hệ sinh thái gốm của những người trẻ trong chương trình Việt Nam mến yêu.
Trong chương trình Việt Nam mến yêu, diễn viên Nguyễn Anh Tú đến Thủ Dầu Một, Bình Dương tìm hiểu nghệ thuật chế tác gốm giữa dòng chảy hiện đại tìm hiểu về nghệ thuật chế tác gốm và bất ngờ nhận thử thách làm bình thả hoa sen. Tưởng như thử thách này sẽ làm khó Anh Tú, nhưng kết quả lại bất ngờ không tưởng khi Anh Tú cũng đã hoàn thành sản phẩm và còn được 2 nghệ nhân Nguyễn Thị Dũng và Ngô Trọng Văn hết lời khen ngợi.
Từ lâu, tranh kiếng đã hình thành và phát triển trên đất phương Nam và được xem là loại hình mỹ thuật đặc biệt độc đáo mang đậm nét văn hóa, bản sắc nghệ thuật riêng biệt của Nam Bộ
Từ lâu, đồng dao hay những trò chơi dân gian luôn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam
Từ nhiều đời nay, lì xì là một trong những tục lệ tốt đẹp không thể thiếu của dân tộc Việt Nam với mong muốn lấy may từ những ngày đầu năm mới. Bao lì xì thường có màu đỏ – một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Hơn nữa, phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc.
Cứ vào dịp cuối năm, chợ nổi lại đông đúc nhộn nhịp hẳn lên, tạo nên nét đặc trưng cho văn hóa chợ của miền sông nước. Cũng giống trên bờ, chợ tết trên sông họp từ rất sớm, những chiếc xuồng, ghe, nối đuôi nhau chở theo các mặt hàng phục vụ cho bà con.
Khi trong gió mang chút se se lạnh, những cành lộc non đón chào nắng mới, cũng là lúc Tết gõ cửa mọi nhà. Và bánh tét, món ăn từ lâu đã được nhiều người yêu thích bởi sự đa dạng trong hương vị như bánh nhân chuối, nhân đậu, nhân thịt.
Từ lâu hình ảnh cây tre, cây nứa đã luôn gắn liền với bao làng quê và trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Đặc biệt loại cây đa công dụng này còn tạo ra nhiều sản phẩm đan lát độc đáo góp phần nâng cao thu nhập kinh tế cho bà con. Trong đó phải kể tới làng nghề đan lát ở xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Với diện tích hơn 3000m2 tọa lạc trên cù lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hòa Hưng – Thành phố Long Xuyên – An Giang. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là nơi lưu giữ những vết son lịch sử của nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất, người con ưu tú của quê hương đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng dân tộc.
Vùng đất tri tôn An Giang tập trung đông người Khmer sinh sống với những nét văn hoá ẩm thực vô cùng phong phú, hấp dẫn. Trong đó phải kể tới món đu đủ đâm.
Là vùng đất giao thoa của nhiều nền văn hóa, An Giang thu hút khách thập phương bởi cảnh sắc hữu tình và văn hoá ẩm thực đa dạng, phong phú. Mỗi món ăn không chỉ là sự kết hợp của tài năng và sức sáng tạo của người dân. Mà còn khơi nguồn cho thực khách tình yêu đối với vùng đất huyền thoại và nhiều tiềm năng này.
Không chỉ là vùng đất nổi tiếng với màu xanh của thốt nốt, An Giang còn là nơi chứa đựng những nét tinh hoa văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống tại đây như Chăm Islam, Khmer.
Không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cảnh quan nên thơ, Cù Lao tân Lộc thuộc phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt Thành phố Cần Thơ còn chứa đựng cả kho sản vật vô cùng phong phú.