TV Show
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ CỦA NGƯỜI VIỆT
Trong khuôn khổ chương trình Việt Nam mến yêu, MC – Á hậu Phương Anh đã có cuộc trò chuyện thú vị cùng Tiến sĩ Văn hóa Hồ Văn Tường xung quanh ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt.

Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần của nhân dân ta. Đây không chỉ là tín ngưỡng dân gian lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Mà thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ còn là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được Unessco công nhận vào năm 2016. 

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm. Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương như Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ, trong đó Nam Định được coi là trung tâm với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có sự gắn bó, dung hòa với các tôn giáo, tín ngưỡng khác để cùng nhau tồn tại và phát triển.

Địa điểm thực hành tín ngưỡng chủ yếu gắn với không gian các đền, phủ, điện, miếu… Các nghi thức thực hành tín ngưỡng đều là những hoạt động tập thể. Điều này góp phần tạo ra ý thức cộng đồng và tạo mối liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng thực hành tín ngưỡng. Hoạt động chính của tín ngưỡng thờ Mẫu là những lễ hội dân gian. Âm nhạc và bài hát trong nghi lễ được gọi là hát chầu văn. Mỗi làn điệu hát văn gắn với một vị Thánh, kể về truyền thuyết, công trạng của họ. 


Bình luận

Tin cùng chuyên mục