Đời sống
Đặc sắc điệu Lăm Vông ở Tây Nguyên
Hiện nay, cộng đồng người Việt gốc Lào ở Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) có trên 300 nhân khẩu. Những năm qua, sinh sống tại địa phương, họ đã duy trì nhiều nét văn hóa đặc sắc truyền thống, trong đó có điệu múa Lăm Vông.

Hằng năm cứ vào giữa tháng 4 dương lịch, cộng đồng người Việt gốc Lào ở Buôn Đôn lại khoác lên mình bộ trang phục truyền thống, tóc búi cao, cài hoa chăm pa trắng dự ngày Tết Bunpimay hay còn gọi hội mừng năm mới.

Chị San Ra Kbuôr – Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk: “Không chỉ người Việt gốc Lào mà tất cả những người trong cộng đồng buôn, xã và các bạn đến từ các nơi khác đều rất vui mừng khi đón dịp Tết Bunpimay. Và dịp Tết này mọi người được chia sẻ những niềm vui, cầu cho mình và mọi người có nhiều sức khỏe, hạnh phúc…”

Theo tiếng Lào, “Lăm” là hát, “Vông” là tròn, múa Lăm Vông là hát múa theo hình tròn. Bà Năng Bun Xóm Lào – Chủ tịch UBND xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk: “Điệu múa lăm vông từ các bà truyền cho con cháu cũng như người dân địa phương ở đây và khách du lịch. Cứ nghe giai điệu và thấy điệu lăng vông thì bà con ở đây thanh niên từ ngườ già đến các cháu đều để tham gia cùng và múa cùng. Và điệu múa lăm vông luôn được lưu truyền trên địa bàn xã Kroong Na.”

Với đồng bào dân tộc Lào ở Buôn Đôn, múa lăm vông đã trở thành một điều rất đỗi thân quen, chỉ cần nghe tiếng nhạc là họ lại nhịp nhàng xoay vũ điệu. Tiếng nhạc vang xa, điệu múa lăm vông lại trở nên uyển chuyển, tạo không khí vui tươi cho lễ hội trên mảnh đất cao nguyên./.

Chương trình Người đưa tin 24H phát sóng lúc 06h30 trên THVL1, thông kênh THVL2; 11h15 trên THVL1; 18h30 trên THVL2 không chỉ mang đến những thông tin về các vấn đề kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế… mà còn cập nhật nhiều thông tin hữu ích trong đời sống, xã hội thường nhật.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục