Đời sống
Về biển nghe chuyện Cá Ông
Xuôi theo dòng chảy văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Từ xa xưa, hầu hết các vị thần được cư dân vạn chài tôn thờ đều đến từ biển cả. Có lai lịch, công trạng và là niềm tin về quyền năng cứu giúp con người trước sóng to gió lớn. Được xem như vị thần hộ mệnh cho ngư dân trong những chuyến ra khơi.
Tục thờ Cá Ông là nghi lễ quan trọng đồng thời là ngày hội lớn nhất của người dân miền biển. Mang ý nghĩa cầu bình an cho những chuyến ra khơi dài ngày, khi thuyền về sẽ đầy ắp tôm cá.

Tương truyền, tục thờ cúng Cá Ông được bắt nguồn từ triều nhà Nguyễn. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi chép: “Cá Ông hay Đức Ngư có đầu tròn, trên trán có lỗ phun nước, sắc đen, nhẵn nhụi không vẩy, đuôi chẻ ra như con tôm. Tính hiền lành hay cứu người.”. Sách Gia Định thành thông chí cũng chép: “Những khi thuyền bè gặp sóng gió nguy hiểm, thường thấy thần hay Cá Ông dìu đỡ mạn thuyền, bảo vệ người yên ổn. Hoặc thuyền bị chìm đắm, trong cơn sóng gió thần cũng đưa người vào bờ…”. Những tích truyện về Cá Ông không biết tự bao giờ đã trở thành bài học sâu sắc về lòng nhân ái, đức hy sinh trong tâm thức của ngư dân vạn chài. Là điểm tựa tinh thần, giúp họ bám trụ với đời sống lênh đênh trên biển khơi đầy hiểm nguy đe dọa.

Để tỏ lòng biết ơn đối với Cá Ông, hàng năm, cùng với Lễ hội cầu ngư, người dân sống ven các vạn chài lại tổ chức lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ông. Trong buổi lễ, các ngư phủ lại được dịp truyền tai nhau câu chuyện về loài sinh vật linh thiêng của biển cả. Nhắc nhở thế hệ con cháu về đạo lí và truyền thống tốt đẹp mà Tổ tiên đã cất công gìn giữ.

Phong tục thờ cúng cá Ông thể hiện sự tri ân, khát vọng no đủ, thanh bình của ngư dân vạn chài.
Phong tục thờ cúng cá Ông thể hiện sự tri ân, khát vọng no đủ, thanh bình của ngư dân vạn chài.

Bình luận

Tin cùng chuyên mục