Đất gắn bó với cuộc sống của con người. Không chỉ là nơi sống, con người đã thổi vào trong từng thớ đất linh hồn và sức sống riêng. Gốm chính là kết tinh cho sự gắn bó ấy. Ở mỗi vùng đất lại có chất đất riêng nên sản phẩm gốm không nơi nào giống nơi nào. Nghề gốm có ở nhiều làng quê Việt mang đặc trưng văn hóa của người dân. Làng gốm Mỹ Thiện qua bao thăng trầm vẫn còn gia đình gắn bó với đất.
Nghệ nhân Đăng Văn Trịnh là nghệ nhân cuối cùng trong nghề và nắm giữ bí quyết làm gốm của làng Mỹ Thiện. Những sản phẩm gốm từ lâu đã nổi tiếng khắp xứ Quảng như bình hoa, gốm trang trí xối men cho đến sản phẩm dân dụng.
Ở làng Mỹ Thiện, phụ nữ sẽ đảm nhận công đoạn đầu tiên. Đó chính là tạo hình gốm. Đất sét được lọc kỹ, sẽ được nhào cho đất mềm vừa đủ. Người thợ vuốt đất trên bàn xoay để tạo dáng cho sản phẩm hay còn gọi là xương gốm. Với những sản phẩm trang trí, người thợ vuốt sẽ tạo thêm điểm nhấn riêng cho từng sản phẩm. Vuốt được xương gốm cân đối đòi hỏi kĩ thuật cao, sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ.
Bình hoa hay chum vại ta có thể tìm thấy ở nhiều nơi. Nhưng sản phẩm ở làng Mỹ Thiện Ở nhiều nơi làm sản phẩm như vậy nhưng ở làng gốm Mỹ Thiện mang dáng hình riêng bởi nhiều hoạt tiết trang trí. Hoa văn đắp nổi cho đến vẽ trên gốm đều mang nét vẽ và hình tượng đặc trưng như chuột, rồng, cây trúc… Công việc trang trí chỉ người đàn ông thực hiện.
Lò gốm của nghệ nhân Trịnh đã hơn trăm tuổi vẫn tiếp tục đón nhận từng mẻ gốm.
Kỹ thuật tráng men gốm Mỹ Thiện phải nung qua 2 lửa. Lần nung thứ nhất để tạo cho xương gốm chắc.
Lần thứ 2 sản phẩm gốm được nhúng men rồi cho vào lò nung. Khi nung ở nhiệt độ khác nhau sẽ tạo nên sự thay đổi về màu sắc cho mỗi sản phẩm.
Không sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Gốm Mỹ Thiện mộc mạc trong tạo tác, tinh tế trong sắc màu đã góp phần tạo nên phong cách độc đáo của dòng gốm nổi tiếng khắp Miền Trung Việt Nam.