Xã hội
Lựa chọn vốn văn hóa để khởi nghiệp
Khai thác vốn văn hóa truyền thống tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa để khởi nghiệp là một trong những hướng đi đang được nhiều người trẻ quan tâm. Thực tế cho thấy, đã có những người trẻ biết dựa vào vốn văn hóa Việt để khởi nghiệp, tạo dựng được thương hiệu không chỉ ở Việt Nam mà còn xuất khẩu ra thế giới.

100% sản phẩm lụa Hạnhsilk đều được dệt thủ công, nhuộm bằng màu thiên nhiên đạt chuẩn organic. Nhiều sản phẩm còn được họa sĩ vẽ trực tiếp trên vải để tạo nét độc đáo, độc bản nhằm chinh phục những khách hàng khó tính. Với đam mê và mong muốn giữ vốn văn hóa lụa Việt, chị Lương Thanh Hạnh đã có hơn 10 năm khởi nghiệp và thành công từ việc khôi phục và phát triển làng nghề dệt đũi Nam Cao (tỉnh Thái Bình). 

Không phải là một con đường dễ đi, song chị Hạnh đã nỗ lực để tạo nên thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường. Không chỉ góp phần khôi phục một làng nghề trước nguy cơ mai một, sản phẩm lụa, đũi từ bàn tay và khối óc của người Việt đã được xuất khẩu hơn 20 nước trên thế giới.

Chị Lương Thanh Hạnh – CEO Công ty Cổ phần Thương mại Hanhsilk

“Đến thời điểm này thì rất nhiều bạn khắp nơi trên thế giới rất thích sản phẩm lụa tơ tầm của Việt Nam chúng ta, thích ở chỗ thô nhưng k ráp và có những sợ khá đặc biệt chỉ có những bàn tay, những tay nghề của nghệ nhân làm miệt mài mới có những sản phẩm như vậy.”

Yêu văn hóa Việt, nhà thiết kế Ngọc Hân cũng đang thành công với lĩnh vực thời trang khi đưa những nét văn hóa rất riêng vào tà áo dài. Từ những nét vẽ mỹ thuật thời Lý Trần, đến nét đẹp cố đô Huế, thậm chí đưa cả dòng tranh dân gian từng bị thất truyền để quảng bá áo dài Việt.

Nhà thiết kế Ngọc Hân

Đi tìm hiểu rồi về tận làng Kim Hoàng là nơi khởi thủy để xuất phát ra dòng tranh này thì Hân mới được gặp gỡ và tìm hiểu với các nghệ nhân và tìm hiểu, các người con mà rất tâm huyết của làng và rất mong muốn được khôi phục lại cái dòng tranh dân gian quý hiếm này. Thì Ngọc Hân lại càng trân trọng và cảm thấy mình có động lực thôi thúc để ra mắt bộ sưu tập này 1 cách đẹp nhất, chỉn chu nhất.

Dù đã có những mô hình khởi nghiệp thành công, song thực tế lựa chọn vốn văn hóa để khởi nghiệp chưa phát triển mạnh mẽ. Bởi đây là lựa chọn cần đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn lâu đi kèm với rủi ro.

Bà Nguyễn Thị Lệ Quyên – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Quảng bá di sản văn hóa phi vật thể

“Hiện tại đã có những khung pháp lý danh cho nhà doanh nghiệp sang tạo về thuế, địa điểm, quảng bá nhưng rất ít doanh nghiệp tiếp cận được. Và khi không tiếp cận được dẫn đến hạn chế, thứ 3 là quy mô tổ chức doanh nghiệp của họ không được chuẩn hóa.”

Việt Nam sở hữu tiềm năng to lớn về văn hóa để người trẻ khai phá, lựa chọn khởi nghiệp, nhất là trong bối cảnh văn hóa được định vị là “sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước”. Dám nghĩ dám làm, thế hệ trẻ chính là những người mang trọng trách để văn hóa Việt phát triển bền vững./. 


Bình luận

Tin cùng chuyên mục