Đời sống
Sắc màu thổ cẩm Chăm Islam
Với truyền thống lịch sử lâu đời, cùng nền văn hóa phong phú đã tạo điểm nhấn đặc trưng cho dân tộc Chăm Islam tại An Giang. Trong đó phải kể tới nghề dệt thổ cẩm truyền thống được người dân gìn giữ và lưu truyền qua bao thế hệ.
Khăn mat ra là biểu tượng cho nét đẹp văn hoá, sự dịu dàng, hồn hậu của phụ nữ Chăm.
Khăn mat ra là biểu tượng cho nét đẹp văn hoá, sự dịu dàng, hồn hậu của phụ nữ Chăm.

Trong trang phục chăm islam chiếc khăn maom độc đáo được thiếu nữ Chăm che mặt hằng ngày, đeo khăn có thể che tóc, che cổ, và có thể tránh ánh mắt tò mò của người khác giới. Với họ, khăn maom không đơn thuần là trang phục, mà còn là nét duyên, thể hiện sự dịu dàng, e ấp của người phụ nữ.

Xà rông là điểm nhấn trong trang phục của người đàn ông Chăm Islam với đầy đủ màu sắc, hoa văn, hoạ tiết. Đi kèm là chiếc mũ đội đầu.

Có thể nói khăm maom hay mũ đội đầu được xem là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa, thể hiện lòng tự hào truyền thống của dân tộc Chăm Islam tại An Giang.

Thấp thoáng bên khung cửi, những cô thôn nữ ngồi quay tơ dệt thổ cẩm thật duyên dáng trong những bộ trang phục truyền thống.

Với sự khéo léo và lành nghề, những người phụ nữ Chăm islam đã tạo nên những sản phẩm thổ cẩm vô cùng độc đáo. Sợi mang về ngâm sau đó nhuộm màu, vô ống chỉ, se sợi, lên khung và cuối cùng là dệt. Bàn tay nhịp nhàng, động tác khéo léo, từng sợi màu cứ thế đan xen dệt nên những tấm vải thổ cẩm truyền thống không chỉ tinh xảo, độc đáo mà còn
phong phú về mẫu mã màu sắc.

Qua mỗi thế hệ, tùy theo điều kiện sinh hoạt, người dân Chăm Islam luôn thay đổi và sáng tạo thêm. Cũng chính nhờ sự kế thừa này, mà thổ cẩm Chăm Islam luôn ẩn chứa trong mình sức hấp dẫn riêng biệt.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục