Đời sống
Sắc màu văn hóa Chăm Islam An Giang
An Giang – vương quốc thốt nốt của miền Tây. Cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ hình thành qua hàng ngàn năm. Vùng đất hội tụ văn hoá và tôn giáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Trong đó, phải kể đến là cộng đồng người Chăm Islam.
An Giang, nơi thiên nhiên và con người không chỉ mang những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ mà còn chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.
An Giang, nơi thiên nhiên và con người không chỉ mang những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ mà còn chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Đặt chân đến làng Chăm Châu Phong, An Giang, người ta dễ dàng bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của những ngôi thánh đường với lối kiến trúc đặc trưng. Đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng và đời sống tâm linh của người dân.

Làng Chăm An Giang ấn tượng với nhiều thánh đường và tiểu thánh đường. Nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản cấp quốc gia vào năm 1989.
Làng Chăm An Giang ấn tượng với nhiều thánh đường và tiểu thánh đường. Nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản cấp quốc gia vào năm 1989.

Thiết kế bởi kiến trúc sư người Ấn Độ là Mohamet Amin, thánh đường Mubarak mang đậm phong cách kiến trúc cổ của đạo Hồi. Với cổng chính hình vòng cung. Trên nóc có một tháp lớp hai tầng hình bầu dục. Dưới chân tháp là hoạ tiết lưỡi liềm và ngôi sao. Là thánh đường Hồi giáo đầu tiên tại An Giang, Mubarak được xem là biểu tượng lịch sử. Đánh dấu sự khởi nguồn văn hoá của một cộng đồng cư dân Chăm Islam tại mảnh đất Nam Bộ trù phú.

Islam còn được hiểu là đạo hồi. Một trong những tôn giáo lớn và lâu đời trên Thế giới, có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực Trung Đông. Du nhập vào nước ta từ khoảng thế kỷ 17 đến thế kỷ 18. Phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng người Chăm tại Việt Nam, đặc biệt là An Giang.

Bên cạnh dấu ấn về kiến trúc của những ngôi thánh đường, tiểu thánh đường. Người Chăm Islam tại An Giang còn chú trọng đến việc lưu giữ truyền thống thông qua lễ hội, phong tục tập quán trong sinh hoạt đời sống và xây dựng nhà cửa.

Nhà truyền thống được thiết kế hết sức tinh tế theo không gian rộng, thoáng mát với thiên nhiên và thường được cất cao để chống bão lũ.

Khác với những ngôi nhà sàn của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, nhà sàn của người Chăm Islam được cất cao và hoàn toàn sử dụng các loại gỗ quý như cẩm lai, căm xe, cà chất. Không gian nhà được bố trí theo nhu cầu và tài chính của gia chủ nhưng vẫn thoáng mát, rộng rãi.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục